Hotline 24/7
08983-08983

Cậu bé 15 tuổi bị thủng đường tiêu hóa, thủ phạm là mì ăn liền

Thủng đường tiêu hóa không phải là hiếm, những trường hợp này thường hặp ở những người trưởng thành thường xuyên bị áp lực, chế độ ăn uống kém, không có quy luật. Tuy nhiên, gần đây ở Bệnh viện thứ 4 của Đại học y khoa Chiết Giang đã tiếp nhận một bệnh nhân mới 15 tuổi bị thủng dạ dày.

Tiểu Thông 15 tuổi, đang là học sinh trùng học cơ sở (Chiết Giang, Trung Quốc). Cách đây hơn 1 năm, Tiểu Thông đã có triệu chứng “đau dạ dày”, lúc đau lúc không. Mỗi lần đau dạ dày, Tiểu Thông tưởng tượng giống như chiếc khăn bị xoắn lại, tuy nhiên Tiểu Thông lại cố chịu đựng cho qua cơn đau, cậu nhất quyết không đến bệnh viện để khám.

Vào tháng một ngày tháng 4 năm nay, khi đang ở trường hợc, cơn đau bụng xuất hiện, Tiểu Thông lại mua thuốc dạ dày giống như trước đây, để hi vọng cơn đau qua đi. Tuy nhiên, lần này cơn đau càng ngày càng trầm trọng, cuối cùng các thầy cô giáo ở trường phải đưa cậu đến Khoa cấp cứu của Bệnh viện thứ 4 thuộc Đại học y khoa Chiết Giang.

Tiểu Thông bị đau dạ dày cách đây 1 năm, nhưng không đến bệnh viện kiểm tra

Bác sĩ Từ Thành Tài, trưởng Khoa cấp cứu của Bệnh viện thứ 4, kiểm tra CT phát hiện, trong khoang bụng của Tiểu Thông có bóng không khí. Đây là biểu hiện đặc biệt của thủng đường tiêu hóa, cần phải kịp thời làm phẫu thuật. Sau khi nghe tin, cha mẹ của Tiểu Thông vô cùng sốc, họ không bao giờ nghĩ rằng những cơn đau bụng thường xảy ra ở cậu con trai lại nghiêm trọng đến như vậy.

Bác sĩ Từ Thành Tài cho biết: Thủng đường tiêu hóa là một trường hợp khẩn cấp tương đối nghiêm trọng. Vị trí bị thủng thông thường là ở dạ dày và tá tràng, là hai khu vực tiếp giáp với bụng trên của cơ thể con người. Các lỗ thủng thường rất nhỏ khoảng 0,5cm, nhưng dịch tiêu hóa, mảnh vụ thức ăn và vi khuẩn từ lỗ thủng này chả ra ngoài, có thể gây viêm vùng bụng vô cùng nghiêm trọng. Trường hợp của Tiểu Thông là thủng ở dạ dày.

Nếu không được phẫu thuật kịp thời, toàn bộ vùng bụng trong vài giờ đều sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, cơn đau ở vùng bụng trên sẽ phát triển khiến tất cả vùng bụng khó có thể chịu đựng được cơn đau dữ dội. Hơn nữa, sẽ dẫn đến phản ứng viêm toàn thân, gây rối loạn chức năng một số cơ quan nội tạng quan trọng, có thể đe dọa tính mạng.

Hình ảnh vết thủng dạ dày của Tiểu Thông

Sau đó, bác sĩ Từ Thành Tài cùng các nhân viên y tế trong bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật sửa chữa phần thủng dạ dày cho bệnh nhân. Bác sĩ đã mở ba lỗ nhỏ dưới 1cm trong bụng của Tiểu Thông, đóng các lỗ thủng và làm sạch dịch tiêu hóa bị rò rỉ, dư lượng thức ăn và mủ do viêm. Sau phẫu thuật, Tiểu Thông hồi phục sức khỏe rất nhanh chóng, tình trạng viêm suy giảm nhanh, vết sẹo sau phẫu thuật lưu lại rất mờ. Sau khi ăn uống theo chế độ của bác sĩ đưa ra, cơ thể của Tiểu Thông đã hồi phục và được xuất viện.

Trước khi cho Tiểu Thông xuất viện, cha mẹ của cậu bé nói rất hối hận, bởi thời gian qua vì bận rộng công việc, mỗi ngày chỉ có trách nhiệm đưa tiền tiêu vặt và lơ là trong việc chăm sóc con trai. Mẹ Tiểu Thông nói: “Thậm chí trong cả một năm vừa qua, Tiểu Thông hầu như không ăn cơm ở nhà, thường xuyên ăn mì ăn liền, canh cay, tất cả đều mua ở bên ngoài. Tôi cũng biết con bị đau dạ dày, nhưng chúng tôi đều không nghĩ tình trạng lại nghiêm trọng đến như vậy”.

Ăn quanh năm mì ăn liền và thực phẩm mua bên ngoài là thủ phạm gây nên bệnh của Tiểu Thông

Theo bác sĩ Từ Thành Tài, thủng đường tiêu hóa thường xảy ra ở người lớn, trường hợp cậu bé 15 tuổi đã bị thủng đường tiêu hóa ở bệnh viện là rất hiếm. Trên thực tế, thủng đường tiêu hóa không phải từ một bước mà thành, thường là phát triển từ loét dạ dày hoặt loét tá tràng. Sau khi loét xảy ra, chức năng bảo vệ của thành dạ dày và tá tràng bị yếu đi, dễ gây co thắt dạ dày dưới sự kích thích của thức ăn và dịch tiêu hóa, từ đó dẫn đến đau. Khi vết loét ngày càng sâu hơn, nó xâm nhập qua "bức tường" và cuối cùng hình thành một vết thủng.

Phần bụng trên của Tiểu Thông lúc đau lúc không, thực tế đã sớm cho thấy cậu rất có khả năng bị loét dạ dày, nếu được nội soi dạ dày sớm, điều trị sớm, rất có thể tránh được tình trạng thủng dạ dày. Tuy nhiên, cả cha và mẹ cậu bé đều không quan tâm đến.

Bác sĩ Từ cảnh báo, sự hình thành các vết loét ở đường tiêu hóa thường liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống kém. Mì ăn liền, thực phẩm cay, uống rượu, ăn uống không có quy luật, căng thẳng trong cuộc sống đều góp phần vào việc hình thành vết loét. Do đó, những người có triệu chứng đau dạ dày nên đến bệnh viện khám kịp thời, chẩn đoán có thể được xác nhận thông qua nội soi dạ dày. Trong giai đoạn đầu hình thành vết loét, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi thói quen ăn uống xấu, kết hợp với điều trị bằng thuốc đúng tiêu chuẩn, vết thương sẽ rất nhanh lành.
Theo Hà Vũ - Eva

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X