Hotline 24/7
08983-08983

Cậu bé 13 tuổi thiệt mạng vì tiểu đường, nguyên nhân do đâu?

Gần đây, có thông tin "cậu bé 13 tuổi chết sau khi tham gia trại hè", sự việc gây sự chú ý lớn trong xã hội. Nguyên nhân gây nên cái chết của cậu bé lại chính là những thực phẩm mà trẻ hay thích ăn.

Theo trang web chính thức của Ban Tuyên truyền thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã ban hành thông báo rằng, cậu bé 13 tuổi Hoàng Mỗ đã chết vì nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường.

Theo báo cáo, từ 8/2017 - 1/2017, Hoàng Mỗ được cha mẹ cho đến Trung tâm tư vấn hành vi thanh thiếu niên Khải Đức Thanh ở thành phố Huệ Châu. Vì Hoàng Mỗ bị mắc bệnh tiểu đường, thời gian trong trung tâm, mỗi ngày cậu đều phải đi phòng y tế để đo lượng đường trong máu, uống thuốc và tiêm insulin.

Vào ngày 17/7/2018, Hoàng Mỗ lại tham gia trại hè của Trung tâm, trong thời gian này Hoàng Mỗ nhiều lần phát sinh hiện tượng nôn ói, khát nước, tiêu chảy, sút cân,… Tối ngày 20/7, mặt Hoàng Mỗ trắng bệch, khó thở, sau khi đến Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Huệ Châu. Lúc này là 5g30 phút sáng, các bác sĩ ở bệnh viện đã hết sức cứu chữa, nhưng vẫn không cứu được Hoàng Mỗ.

Hoàng Mỗ cao 1m50, nặng 80kg, cơ thể mắc bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)
Hoàng Mỗ cao 1m50, nặng 80kg, cơ thể mắc bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)

Sau đó gia đình đã thuê bên thứ 3 là Đại học Y khoa Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông để tiến hành thẩm định pháp lý về nguyên nhân cái chết của Hoàng Mỗ. Kết luận là Hoàng Mỗ chết vì bị nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường.

Nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp tính nguy hiểm thường gặp ở người bệnh đái tháo đường. Đặc trưng của bệnh là tình trạng đường huyết tăng cao (>20mmol/lit) và xuất hiện các thể ceton trong máu do thiếu insulin trầm trọng. Insulin là một hormon do tuyến tụy tiết ra, giúp vận chuyển đường (glucose) vào trong tế bào, và chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu không có đủ insulin, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo như một nhiên liệu thay thế. Đổi lại, quá trình này sản xuất ra một axit độc hại trong máu gọi là ceton.

Tại sao trẻ em chỉ mới 13 tuổi bị tiểu đường?

Theo tìm hiểu chế độ sinh hoạt của Hoàng Mỗ. Cậu cao 1m50, nặng 80kg. Hoàng Mỗ hầu như không uống nước lọc, thích uống nước trái cây vắt, nước ngọt mua trong siêu thị, mỗi ngày có thể uống vài chai. Đặc biệt mẹ của Hoàng Mỗ không ngăn cản con trai uống nước hoa quả, bởi cô nghĩ rằng đó không phải đổ uống có ga, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong nước ép trái cây rất cao, mỗi 1 ly nước ép khoảng từ 20-40g đường.

Trẻ em mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao, thủ phạm lại chính là đồ ngọt
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao, thủ phạm lại chính là đồ ngọt

Trong đó, tiêu chuẩn được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra, mỗi ngày ăn không vượt quá 50g đường. Ngoài 3 bữa ăn hàng ngày, Hoàng Mỗ nạp vào cơ thể quá nhiều đường, dẫn đến lượng đường vượt quá mức tiêu chuẩn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến Hoàng Mỗ bị bệnh tiểu đường.

Tiêu thụ quá nhiều các loại bánh kẹo, nước ngọt, có thể gây ra hàng loạt những hậu quả có hại cho sức khỏa, ví dụ như gây sâu răng, béo phì, bệnh tiều đường. Do đó, việc ăn nhiều đồ ngọt rất nguy hiểm, chúng ta cần phải giảm thiểu tác hại của đường, thông qua giảm ăn các loại thực phẩm dưới đây.

1. Nước trái cây

Nên ăn trái cây thay vì nước ép.
Nên ăn trái cây thay vì nước ép

Bất chấp hàng loạt lợi ích cho sức khoẻ mà các nhà sản xuất in trên bao bì, nước ép trái cây (ngay cả loại làm từ trái cây tươi) là nguồn chứa đường đậm đặc. Tất cả các loại nước ép trái cây đều được thêm vào khoảng 11 gram đường.

Nước trái cây nguyên chất cũng chứa đầy đủ lượng đường của trái cây đó nên nếu tiêu thụ nhiều cũng sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu. Tốt nhất, bạn nên ăn trái cây tươi thay vì xay hoặc ép lấy nước.

2. Khoai tây chiên

Mọi người đừng nghĩ khoai tây không ngọt nên không có đường
Mọi người đừng nghĩ khoai tây không ngọt nên không có đường

Mặc dù không ngọt, khoai tây chiên cung cấp rất nhiều đường, calo, cholesterol cho cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Bản thân khoai tây có chứa nhiều carbs, quá trình chiên có liên quan đến dầu, sẽ tăng thêm nhiều calo. Do vậy, bạn nên tránh hoàn toàn món ăn này.

3. Bánh kẹo


Tất cả các loại bánh kẹo đều chứa rất nhiều đường.
Tất cả các loại bánh kẹo đều chứa rất nhiều đường

Sẽ là tốt hơn cho bạn nếu không tiêu thụ các loại thực phẩm như kẹo, bánh, xi-rô và soda vì chúng không chỉ chứa ít giá trị dinh dưỡng mà còn rất nhiều đường, có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Lượng đường trong các loại thực phẩm này cũng sẽ khiến bạn tăng cân một cách mất kiểm soát và làm trầm trọng thêm biến chứng của bệnh tiểu đường.

4. Gia vị


Các loại nước sốt cũng không ngoại lệ
Các loại nước sốt cũng không ngoại lệ

Tuỳ thuộc vào mỗi loại nước trộn khác nhau, nhưng phần lớn những loại nhiều dầu (như nước trộn kiểu ý hay hay sốt vinaigrette) thường bao gồm tới 10 gram đường. Sốt BBQ được pha chế với chất tạo ngọt như mật ong, mật mía, và đường nâu, điều đó có nghĩa là hầu hết các chai nước sốt BBQ mua ở cửa hàng đều chứa hàm lượng đường lên đến khoảng 11 gram. Ngay cả tương cà cũng chứa gần 4 gram đường trên một khẩu phần, nghe thì có vẻ không nhiều cho đến khi bạn coi một khẩu phần tương cà chỉ bằng một thìa canh (15ml) thôi.

Các thực phẩm hiện nay, sự hiện diện của đường là vô hình, khiến chúng ta có nguy cơ ăn quá nhiều đường. Do vậy, ngoài việc tránh ăn những thực phẩm trên, cần phải tăng cường tập thể dục để tiêu thụ lượng đường dư thừa. Đối với chế độ ăn uống hàng ngày, cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường hoa quả và rau xanh, hạn chế ăn thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Theo Khám phá

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X