Hotline 24/7
08983-08983

Carcinôm dạng nhú một bên, có nên mổ cắt gần toàn phần tuyến giáp?

Câu hỏi

Thưa BS, Em đi khám tuyến giáp, phát hiện có nhân giáp thùy phải và nhân giáp thùy trái. Sau khi siêu âm và sinh thiết BS kết luận bên trái là lành tính, bên phải là nghi ngờ carcinôm dạng nhú và đề nghị mổ. Vậy BS cho em hỏi có nên mổ cắt gần toàn phần tuyến giáp của em không ạ?

Trả lời
Ung thư tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ung thư tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,
 
Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Ung thư tuyến giáp có 4 loại khác nhau là ung thư tuyến giáp dạng nhú, dạng nang, dạng tủy và dạng kém biệt hóa. Trong đó ung thư tuyến giáp dạng nhú và dang nang (gọi chung là ung thư tuyến giáp loại biệt hóa tốt) chiếm phần lớn (80-90%) và là loại ung thư có thể điều trị khỏi.

Trước đây, đối với các khối bướu ở tuyến giáp, BS phẫu thuật thường chỉ cắt bỏ khối bướu đó (gọi là phẫu thuật lấy bướu). Tuy nhiên, ngày nay phương pháp này không còn được dùng nữa do sau phẫu thuật phần tuyến giáp đã mổ lấy bướu sẽ bị thay đổi. Nếu có một bướu tuyến giáp khác phát triển tại vị trí đó thì phẫu thuật lần thứ 2 sẽ rất khó khăn và để lại nhiều di chứng hơn. Do đó phẫu thuật ít nhất trong bướu tuyến giáp là phẫu thuật cắt toàn bộ 1 thùy của tuyến giáp (tuyến giáp có 2 thùy 2 bên được nối bằng eo giáp ở giữa).

Nếu phẫu thuật cắt hết 1 thùy và 1 phần của thùy còn lại gọi là phẫu thuật cắt giáp quá bán (subtotal). Nếu phẫu thuật cắt gần hết tuyến giáp và chỉ chừa lại rất ít tuyến giáp (không đáng kể) gọi là phẫu thuật cắt giáp gần toàn phần (near-total) và nếu toàn bộ tuyến giáp được lấy đi thì gọi là phẫu thuật cắt giáp toàn phần.

Để điều trị một khối bướu ung thư, BS thường cắt trọn khối bướu cùng với một phần mô bình thường xung quanh khối bướu. Tuy nhiên, theo các hướng dẫn của các tổ chứng về điều trị ung thư tuyến giáp trên thế giới, phẫu thuật ung thư tuyến giáp là cắt hết toàn bộ tuyến giáp (cắt giáp toàn phần) hoặc có thể cắt gần hết tuyến giáp (cắt giáp gần toàn phần).

Đó là do trong khi điều trị trước đây, các BS thấy rằng nếu chỉ cắt hết khối bướu hoặc chừa lại 1 phần mô tuyến giáp bình thường thì trong tương lai khả năng bướu tái phát trên phần mô giáp còn lại cao, và khi đó việc phẫu thuật lại cũng khó khăn hơn nhiều. Nếu BS phát hiện thấy các hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp hoặc gần đó đã có các tế bà ung thư lan đến (di căn hạch) thì trong quá trình phẫu thuật ngoài cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, BS còn lấy đi các hạch này (gọi là phẫu thuật nạo hạch cổ).

Trong một số trường hợp, người bệnh phát hiện khối ung thư tuyến giáp tình cờ bằng siêu âm khi khám bệnh định kì hoặc khi khám các bệnh khác. Lúc đó, bướu thường nhỏ hơn 1cm (không sờ thấy hoặc nhìn thấy bằng mắt thường), BS có thể quyết định phẫu thuật cắt 1 thùy tuyến giáp. Lý do là trong các trường hợp này, bướu phát triển rất chậm và khả năng bướu tái phát ở thùy còn lại là rất thấp.   

Như vậy, chỉ định phẫu thuật cắt tuyến giáp để điều trị ung thư tuyến giáp của em là có, nhưng quyết định cắt như thế nào là tùy thuộc vào quyết định của BS điều trị cho em, dựa trên các thông tin liên quan đến tình trạng bệnh của em, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ung thư tuyến giáp dạng nhú thường phát triển rất chậm và gây nên ít triệu chứng. Trong thời kỳ đầu của bệnh, bệnh nhân hầu như không thấy có triệu chứng gì. Biểu hiện đầu tiên là sự xuất hiện của một khối u ở vùng tuyến giáp trước cổ và không gây ra đau đớn gì, được gọi là khối u tuyến giáp.

Khối u thường được phát hiện bằng mắt thường hoặc khi sờ nắn. Khối u phát triển sẽ gây nên các triệu chứng khác nhau như: đau cổ họng, nuốt nghẹn, khó thở, giọng bị khàn, hạch bạch huyết ở cổ bị sưng lên trong thời gian dài.

Hiện nay nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ung thư tuyến giáp dạng nhú vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như chế độ ăn thiếu I ốt, bị nhiễm phóng xạ, do di truyền…

Sau điều trị, bệnh nhân cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống khoa học ít chất béo và đủ chất xơ, không sử dụng rượu bia, thuốc lá để có một cuộc sống khỏe mạnh. Đồng thời nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe, giúp phát hiện kịp thời nguy cơ khối u tái phát (nếu có).


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X