Hotline 24/7
08983-08983

Cao thực vật và thảo mộc, 2 loại cao ít người biết

Trong tủ thuốc y học cổ truyền có nhiều loại cao hiện rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, đa phần người ta chỉ nhắc đến các loại cao động vật, dạng thuốc được chưng cất tích hợp bởi các xương động vật.

Họ quên mất rằng còn có hai thứ cao công hiệu trong trị bệnh và bồi dưỡng cơ thể nữa, đó là cao thảo mộc và thực vật.

Cao thực vật

Cao nghệ ngào mật ong

Người cao tuổi, phụ nữ doanh nhân làm việc quá mức, ăn uống bất thường, giao lưu tiệc tùng nhiều dễ mất thăng bằng giữa yếu tố gây viêm loét và chống loét. Khi ấy dịch vị thường có nồng độ cường toan cao, vượt khả năng chống loét bình thường của niêm mạc dạ dày, tá tràng nên cao nghệ ngào mật ong là dược liệu thích hợp. Loại cao này vị ngọt, cay, mặn, tính ôn sẽ tác động vào 5 kinh gồm Tâm, Phế, Tỳ, Vị và Đại Tràng. Cao cũng giúp chống lão hóa tế bào, chống ung thư, chống nguy cơ chứng Alzheimer. Phụ nữ nào suy nghĩ nhiều, thức đêm sâu, dùng cao này da sẽ không bị nhăn.

Dùng 3kg nghệ rữa sạch, sao vàng cháy, tán thành bột, bỏ vào 2 lít nước, nấu đến khi cô đặc, đỗ 1 lít mật ong vào quấy đều. Nấu lần thứ hai, khô cứng thành bánh. Xắt nhỏ thành viên vuông 1-2 cm. Nghệ chứa nhiều hoạt chất Curcumin I, II, III. Tác dụng ức chế khối u xơ ở da, dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên khi sử dụng mật ong phải chiết lọc kỹ để trừ bớt vi khuẩn uốn ván Clostridium Tetani. Trẻ em không nên dùng. Phụ nữ dùng không quá 5g / lần. Ngày 3 lần (cách 8 tiếng).

Cao gấc

Nhờ gấc có chứa chất Saponin nên giúp cải thiện được tuần hoàn gan, chống sơ gan ở những ai thường uống rượu bia. Phụ nữ ngồi nhiều, hai chân bị suy giảm tĩnh mạch, phù nề, uống mỗi ngày 15g cao gấc liên tục sẽ bình phục.

Dùng 15kg lá gấc cùng 100 hạt gấc già đã lột bỏ vỏ lụa đỏ nấu trong 10 lít nước, để cạn còn khoảng 2 lít. Sau đó vớt bỏ xác lá rồi bỏ hột gấc đã được đốt cháy, tán mịn vào nấu đến thành cao để sử dụng.

Cao thổ nhân sâm

Thổ nhân sâm thuộc họ rau sam (Portulacaceae), là dạng cây mọng nước, cao 50-70 cm, thân trụ nhẵn, lá đơn. Cây chứa chất Phytostesol, Saponin, Flavoid, Steroid, Tanin và nhiều chất vô cơ như K, Na, Ca, Mg và Fe (Sắt).

Dùng từ 15-20 kg thổ nhân sâm, kể luôn cả hoa 5 cánh màu hồng chứa nhiều hạt, nấu trong 10 lít nước đến khi cô đặc thành cao có màu nâu vàng mật ong. Loại cao này tính bình, vị ngọt có tác dụng nhuận phế, ích khí, kiện tỳ, điều kinh huyết. Phục hồi cơ thể suy nhược do lao động vượt quá sức, ăn không ngon, ợ chua ngược, sạn, sỏi thận.

Cao thảo mộc

Cao trái nhàu

Trái nhàu thuộc họ cà phê Rubiaceae, còn có tên gọi khác Ngao đồng (Morinda Citrifolia L) chứa hoạt chất Ceromin nhiều Enzym và Pro-ceromin đủ để sản xuất một lượng alkaloid có tác dụng giúp chống đau nhức, huyết áp cao hay cột sống bị gai do ngồi lâu. Những phụ nữ hậu mãn kinh bị bạch đái, băng huyết, đái tháo đường, phù nề hai chân nên dùng loại cao này. Đặc biệt cao có thể chặn tế bào phát sinh ung thư vú, làm teo dần các u bướu.

Dùng 3 kg rễ nhàu, 3kg lá già, 5 kg trái chín đỏ cùng 0,5 lít mật ong. Rửa sạch, xắt khúc từ 3-5 cm, nấu trong 8 lít nước đến cạn còn 2 lít. Bỏ trái nhàu đã xắt nhỏ vào nấu đến lúc thấy nổi váng bọt vàng, quấy thành sền sệt rồi cho mật ong vào nấu đến cô đặc. Uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 5-10g với nước trà nóng.

Theo Hải Ngư - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X