Hotline 24/7
08983-08983

Cánh tay không dơ lên cao hay với ra sau, bệnh của mẹ cháu có nghiêm trọng?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Cách đây vài tháng, mẹ cháu hay kêu đau vùng vai, lưng, hông. Đi khám phát hiện bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 (cháu không nhớ rõ). Mẹ cháu năm nay 54 tuổi. Lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác. Dạo này mẹ cháu kêu đỡ đau vùng lưng, hông, nhưng lại chuyển sang đau vùng cánh tay phải, không giơ lên cao hay với tay ra phía sau được. Mẹ cháu lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ kia trên cơ thể. Mặc dù bị đau mấy chỗ như vậy nhưng mẹ cháu vẫn làm việc nhà bình thường và chăm cả em bé vài tháng tuổi nữa. Bác sĩ cho cháu hỏi, bệnh của mẹ có nghiêm trọng lắm không ạ, và cần phải làm gì?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tay khó dơ lên cao. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tay khó dơ lên cao. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thoái hoá khớp là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt những người béo phì, ít tập thể dục thể thao, có tiền căn gia đình bệnh lý xương khớp… Thoái hoá khớp là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Giai đoạn đầu của thoái hoá khớp và thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra phản ứng đau, co cứng các khối cơ tại chỗ như đau lưng nếu thoái hoá cột sống thắt lưng, đau vùng cổ nếu thoái hoá cột sống cổ. Khi thoát vị đĩa đệm nặng, dây thần kinh bị chèn ép nhiều hơn có thể đau lan xuống 2 chân (tổn thương ở lưng) hoặc lan ra cánh tay (tổn thương ở cổ). Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới tổn thương thần kinh nặng và nghiêm trọng.

Do đó bạn nên đưa mẹ đến khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để bác sĩ đánh giá nguyên nhân, hướng dẫn tập vật lý trị liệu và kê toa thuốc phù hợp bạn nhé!

Thân mến.

Mười tham khảo thêm:



Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo đó là phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.

Lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể hoạt động tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Thoái hóa khớp chính là sự mất cân bằng giữa tái tạo và thoái hóa của sụn khớp, xương dưới sụn khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này:

- Tuổi tác: Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

- Béo phì: Béo phì dễ dẫn đến khoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.

- Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức.

- Dị dạng bẩm sinh về khớp: Người có khớp bất thường bẩm sinh hoặc xảy ra lúc trẻ sẽ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường.

- Gen di truyền: cơ địa già sớm.

- Nội tiết: tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.

- Chuyển hóa: bệnh gout, bệnh da sạm màu nâu.

Cho tới nay vẫn chưa có thuốc hiệu quả nhằm điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, duy trì hoạt động khớp và làm chậm tiến triển của bệnh. Các phương thức điều trị bao gồm nội khoa (dùng thuốc, không dùng thuốc) và ngoại khoa (phục hồi và thay khớp). Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cần dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân, như tuổi, cân nặng, mức độ thoái hóa cũng như các bệnh kèm theo.

Nếu liên tục thấy đau ở lưng, tay hoặc chân thì bạn nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra từ đó sẽ có biện pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Sự tổn thương sụn và xương dưới sụn chính là nguồn gốc của thoái hóa khớp. Do vậy, cơ thể cần được cung cấp những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo của các tế bào tại đây, từ đó giúp tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ - gân - sụn khớp.

Thoái hóa khớp là tình trạng gần như không thể tránh khỏi. Tuy vậy, vẫn có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình này bằng cách xây dựng một chế độ sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là từ sau tuổi 40.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Bệnh thoái hóa khớp có thể xuất hiện từ tuổi trung niên và nhiều nhất là ở người lớn tuổi nên cần được phòng ngừa từ sớm.

Khi lao động và sinh hoạt, cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột. Hạn chế tình trạng béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về khớp, cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp kịp thời.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X