Hotline 24/7
08983-08983

Cảnh giác với tác dụng phụ khi dùng nhóm thuốc chống đông

Bên cạnh những mặt tích cực thì thuốc chống đông còn là “con dao hai lưỡi", người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: Bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đái máu...

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí thuốc chống đông đường uống thường được các bác sĩ kê đơn điều trị là nhóm thuốc kháng vitamin K với hoạt chất Acenocoumarol có hai tên biệt dược (sintrom, vincerol).

Tác dụng chính của thuốc chống đông là điều trị và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong lòng mạch. Vì vậy thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý như: Rung nhĩ, hẹp van hai lá, van tim nhân tao, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc mạch phổi… Đây là những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị chống đông kịp thời có thể có các biến cố thuyên tắc mạch hệ thống: Nhồi máu não, tắc mạch chi, nhồi máu cơ tim…

Theo ThS.BS Phan Thị Lan Anh - Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết bên cạnh những mặt tích cực thì thuốc chống đông còn là “con dao hai lưỡi “. Người bệnh trong quá trình sử dụng các thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ như: Bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đái máu, rong kinh, rong huyết, đau bụng, nôn máu đi ngoài phân đen... thậm chí một số trường hợp người bệnh có thể có rối loạn đông máu nặng như: xuất huyết nội tạng, xuất huyết não gây tử vong. Do vậy, trong quá trình điều trị hoặc kê đơn thuốc ra viện bác sĩ sẽ luôn quan tâm và nhắc nhở người bệnh tự theo dõi các dấu hiệu bất thường trên.

Người bệnh trong quá trình sử dụng các thuốc chống đông kháng Vitamin K có thể gặp một số tác dụng phụ như bầm tím dưới da (Hình ảnh minh họa)

Ngoài ra nhóm thuốc chống đông này thường tương tác với nhiều loại  thức ăn và các thuốc khác như: Các rau họ cải, các loại đậu đỗ, quả bơ, bia rượu… hoặc các thuốc chống viêm, giảm đau (paracetamol, diclophenac, piroxicam..),  kháng sinh (cephalosporin, metronidarol, nhóm quinolon...), thuốc chống loạn nhip (cordaron).

Sự tương tác này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng khả năng xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc. Cần rất thận trọng sử dụng thuốc chống đông với người bệnh có bệnh lý viêm gan, xơ gan, suy thận. Để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc trên thực tế bác sĩ sẽ dùng một chỉ số xét nghiệm chuyên biệt lấy từ máu của người bệnh (prothrombin, INR).

Cũng cần phải lưu ý thêm, người bệnh đang dùng thuốc chống đông khi có chỉ định can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật đơn giản như: Nhổ răng, vết thương rách da… cũng cần báo ngay cho các bác sĩ làm phẫu thuật hoặc thủ thuật biết.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần thận trọng và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc chống đông. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần được tái khám định kỳ theo hẹn hoặc khi có bất thường để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của thuốc và kịp thời điều chỉnh liều lượng thích hợp cho từng người bệnh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X