Hotline 24/7
08983-08983

Cảnh báo: Hiện tượng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải trong ngày nắng nóng đỉnh điểm

Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, trẻ có thể bị sốc nhiệt nếu cha mẹ không chăm sóc chu đáo.

Bác sĩ Claire McCarthy, biên tập của ấn phẩm sức khỏe cộng đồng Havard đã chỉ ra một trong những nguy hiểm với trẻ khi nhiệt độ mùa hè quá cao là say nắng, sốc nhiệt hay kiệt sức vì nhiệt độ cao.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đã đăng tải trên trang web của họ về một số dấu hiệu và cách phòng tránh hiện tượng sốc nhiệt có thể xảy ra với trẻ nhỏ trong ngày nắng nóng đỉnh điểm:

Dấu hiệu của sốc nhiệt

Cảnh báo: Hiện tượng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải trong ngày nắng nóng đỉnh điểm - Ảnh 1.Cha mẹ cần cảnh giác với hiện tượng sốc nhiệt ở trẻ trong những ngày nắng nóng (Ảnh minh họa).

Sốc nhiệt, kiệt sức do quá nóng là hiện tượng xảy ra khi cơ thể phải chịu nhiệt độ quá cao, đặc biệt khi bị mất nước. Tình trạng này phổ biến khi nhiệt độ cao quá 36 độ C và độ ẩm khoảng 60% khiến mồ hôi bốc hơi và không làm mát được cơ thể, nhưng nó cũng có thể xảy ra khi nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn và trẻ đang đứng dưới ánh nắng trực tiếp hoặc hoạt động mạnh. Một số triệu chứng của kiệt sức vì nhiệt cao bao gồm:

- Co cứng cơ.

- Đổ quá nhiều mồ hôi.

- Da lạnh, ướt.

- Chóng mặt hoặc yếu đi.

- Nhịp tim nhanh.

- Nôn, ói.

Cảnh báo: Hiện tượng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải trong ngày nắng nóng đỉnh điểm - Ảnh 2.Những ngày nắng nóng, phải đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước (Ảnh minh họa).

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu trên, hãy:

- Đưa con ra khỏi chỗ nắng nóng.

- Đặt con nằm vào nơi râm mát.

- Làm mát bằng nước hoặc cho trẻ uống nước lọc (không dùng các chất khác), cho trẻ uống từng ngụm nhỏ tránh bị sặc. Nếu trẻ vẫn uể oải và chóng mặt, tiếp tục nôn thì hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Sốc nhiệt/say nắng là trường hợp khẩn cấp. Hiện tượng này có thể khiến trẻ em tử vong khi diễn ra trong xe ô tô. Bạn nên nhận biết trẻ bị say nắng, sốc nhiệt nếu thấy da trẻ có biểu hiện nóng và khô trước khi chuyển sang trạng thái lạnh và ẩm, nếu nhiệt độ lúc đó quá cao hoặc nếu thấy chúng ngủ li bì hoặc bị bất tỉnh.

Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên, hãy gọi số khẩn cấp và đưa trẻ đến một nơi mát mẻ và làm lạnh da bằng nước mát. Nếu trẻ buồn ngủ, đừng cố gắng ép trẻ uống nước vì trẻ uống nước trong khi không tỉnh táo có thể sẽ nguy hiểm.

Cảnh báo: Hiện tượng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải trong ngày nắng nóng đỉnh điểm - Ảnh 3.Để trẻ ở trong xe ô tô giữa mùa hè dù chỉ vài phút cũng có thể dẫn đến tử vong.

Một số mẹo đảm bảo an toàn cho trẻ trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

1. Hạn chế thời gian trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (đặc biệt là vào buổi trưa - thời điểm nhiệt độ lên cao). Tìm bóng râm, hoặc che chắn bằng với ô/dù, lều/bạt hoặc mũ rộng vành.

2. Mang theo nước bất cứ khi nào bạn đưa trẻ ra ngoài trời nắng để uống cũng như để làm mát ngoài cơ thể nếu cần.

3. Theo dõi dự báo thời tiết khi bạn có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, đặc biệt là các hoạt động thể thao, năng động, kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm rồi lên kế hoạch phù hợp. Trong những ngày nhiệt độ lên cao, tốt nhất nên tránh đưa trẻ ra ngoài.

4. Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ và luôn kiểm tra xem trẻ có gặp vấn đề gì dưới thời tiết nóng không. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau, một số có thể thích nghi với trời nóng, một số khác yếu hơn nên các cha mẹ hãy chú ý.

5. Kiểm tra nhiệt độ phòng nơi trẻ sinh sống. Đảm bảo phòng luôn thoáng mát, không khí lưu thông tốt.

Theo Vân Trang - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X