Hotline 24/7
08983-08983

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe thai nhi

Để duy trì một sức khỏe tốt, người mẹ cần chọn khẩu phần ăn hợp lý và chế độ sinh hoạt khoa học cho đến ngày em bé chào đời.

Tỷ lệ tăng cân và sức khỏe của thai nhi

Nếu bạn tăng cân ít hoặc không tăng cân, điều đó dự báo rằng bé của bạn đang có nguy cơ suy dinh dưỡng từ trong bào thai, thậm chí có thể bị sinh non.
 
Nếu bạn tăng cân quá nhiều, bạn sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và còn gặp rắc rối trong việc lấy lại hình dáng thon thả sau khi sinh. Một vài trường hợp xấu có thể xảy ra với bé của bạn như: chuyển dạ kéo dài, khó sinh, sinh mổ.
 
Do vậy, việc duy trì cân nặng phù hợp là điều vô cùng quan trọng cho sức khỏe của bé. Cân nặng của bạn nên dao động từ 10 đến 12kg trong suốt thời kỳ mang thai, trong 3 tháng đầu bạn tăng 1kg hoặc không tăng cân, 3 tháng tiếp theo bạn tăng 4 - 5kg , 3 tháng cuối tăng 5 – 6kg để đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả bạn và bé.
 
Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn cần rất nhiều chất dinh dưỡng bảo đảm cho sự phát triển tốt nhất của bé. Do vậy, ngoài việc bảo đảm đầy đủ dưỡng chất, bạn nên bạn chú ý đến những loại thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mang thai.
 
Thức ăn giàu năng lượng: có nhiều trong ngũ cốc, bánh mỳ, trong khẩu phần hàng ngày, bạn nên ăn nhiều cơm hơn lúc bình thường để có đủ năng lượng cho cả bạn và bé.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực phẩm giàu canxi: canxi có rất nhiều trong hải sản, sữa và tùy theo sở thích bạn có thể chọn cho mình loại thức ăn để bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết, tối thiểu là 1000mg/ ngày để duy trì cho bé bộ xương chắc khỏe, đồng thời phòng tránh cho bạn giảm được nguy cơ bị loãng xương sau này.
 
Nước: duy trì thói quen uống nhiều nước giúp cho bạn không bị táo bón, máu huyết lưu thông, điều này có lợi cho sức khỏe của cả bạn và bé.
 
Thực phẩm giàu chất sắt: có nhiều trong các loại thịt đỏ, cá, rau dền, rau ngót, dưa hấu... loại thực phẩm này rất phong phú trên thị trường, giúp bạn không bị thiếu máu do thiếu sắt trong lúc mang thai, đồng thời khi ăn nhiều loại thực phẩm có chứa sắt sẽ giúp cho bào thai phát triển bình thường, tránh nguy cơ dị tật ống thai và giảm thiểu việc trẻ bị sinh thiếu tháng.
 
Chế độ tập thể dục trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, tâm trạng thay đổi, nếu bạn áp dụng những bài tập thể dục nhẹ nhàng một cách đều đặn, sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho sức khỏe của bạn như: giảm táo bón, đau lưng, giảm căng thẳng, mau hồi phục vóc dáng sau sinh...
 
Bạn có thể tập yoga, bơi lội hay đi bộ để cải thiện sức khỏe cho bản thân mà lại không làm mất nhiều thời gian. Lưu ý chỉ vận động nhẹ nhàng, tránh tập quá sức cũng như tập các động tác nặng, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Khi tập luyện, bạn nên chọn loại quần áo thoáng mát, uống nhiều nước.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 
Tùy thuộc tình trạng sức khỏe hiện tại mà bạn tập thể dục sao cho phù hợp trong khi mang thai hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập thể dục.

Theo Phunuvietnam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X