Hotline 24/7
08983-08983

Căn bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh có thể thâm nhập qua một vết xước nhỏ

Hội chứng bong vẩy da do tụ cầu là bệnh nhiễm trùng da cấp tính gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gây ra mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong cao.

Hình ảnh bé bị viêm da do vi khuẩn tụ cầu

Theo bác sĩ Mông Tuấn Hùng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn hội chứng bong vẩy da do tụ cầu là bệnh nhiễm trùng da cấp tính do ngoại độc tố của tụ cầu vàng nhóm 2. Ngoại độc tố này gây tách lớp thượng bì da  làm thành bọng nước.

Bệnh có thể khu trú hoặc lan khắp cơ thể. Bệnh thưởng gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do hệ thống miễn dịch, khả năng chống độc tố của trẻ chưa hoàn chỉnh. Trường hợp nặng, hoặc các rối loạn khác.

Biến chứng gặp ở trẻ nhỏ có thể tử vong do mất lớp da bảo vệ, rối loạn thân nhiệt; bệnh nhân có thể bị mất nước mất nước, rối loạn điện giải do thoát dịch nhiều qua tổn thương; nhiễm khuẩn huyết. Ở người lớn, tiến triển bệnh phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của người bệnh, mức độ nhanh chóng khi điều trị và sự xuất hiện các biến chứng. Tỷ lệ tử vong ở người lớn có thể lên đến 60%, chủ yếu do các bệnh mạn tính kèm theo như suy thận, suy giảm miễn dịch hay bệnh ác tính.

Nguồn lây của bệnh, bác sĩ Hùng cho biết tụ cầu vàng ký sinh và xâm nhập qua da khi hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ (trầy xước, viêm nhiễm trên da hay thủy đậu) hoặc có thể từ các bà mẹ hoặc những người nuôi dưỡng trẻ mang vi khuẩn. Bệnh có thể bùng phát thành dịch ở những phòng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

Bệnh bắt đầu từ một nhiễm trùng ở quanh hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng và các nếp kẽ bẹn, nách xuất hiện các thương tổn đỏ da, mụn nước, mụn mủ dập vỡ nhanh đóng vẩy tiết kèm theo bệnh nhân mệt mỏi, sốt. Sau 24 - 48g, da đỏ nhanh chóng lan rộng ra toàn thân, phù nề, đau. Trên bề mặt da xuất hiện các bọng nước mềm, rất nông, không rõ ranh giới, dễ trợt, đôi khi các bọng nước này liên kết với nhau thành mảng rộng, sau đó trợt ra, bong vẩy mỏng như giấy cuốn thuốc lá, để lại nền da đỏ ẩm. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh đỡ nhanh trong vòng 5-7 ngày, các thương tổn khô lại, bong vẩy da và khỏi.

Để chuẩn đoán được bệnh, các bác sĩ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, hơn nữa, bệnh tiến triển cấp tính nên đòi hỏi người thầy thuốc phải có kinh nghiệm, thái độ xử trí nhanh. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào nuôi cấy thấy tụ cầu vàng. Cần phân biệt bệnh này với dị ứng thuốc, hội chứng Lyell, viêm da do liên cầu.

Để phòng bệnh, bác sĩ Hùng khuyến cáo nên vệ sinh da đúng cách bằng nước sạch, đặc biệt là những trẻ có cân nặng vượt trội, có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn. Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ăn, khi ngủ. Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường bui bẩn, ô nhiễm.

Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng. Nếu mẹ bị áp-xe vú do tụ cầu thì không nên cho con bú cho đến khi điều trị khỏi hẳn. Đối với những người nuôi dưỡng trẻ phải đủ sức khỏe, nếu bị viêm da... cần điều trị khỏi hẳn mới tiếp tục chăm sóc trẻ.

Điều trị tích cực các bệnh viêm da cho trẻ không được tự ý đắp hoặc bôi bất cứ loại thuốc nam hay lá cây nào lên da của trẻ, việc làm đó sẽ vô tình làm tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm tính mạng của trẻ.

Khi trẻ có các biểu hiện như sốt, nổi ban, mụn nước toàn thân, đặc biệt vùng hốc tự nhiên như mắt, môi, hậu môn cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và điều trị.

Theo Khánh Chi - Infonet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X