Hotline 24/7
08983-08983

Cảm lạnh vào mùa đông, nỗi ám ảnh của bệnh nhân tiểu đường

Vào mùa đông tiết trời trở rét, bệnh nhân tiểu đường thường bị các biến chứng như tăng huyết áp, tăng đường huyết, đột quỵ, cảm lạnh…

Cảm lạnh vào mùa đông, nỗi ám ảnh của bệnh nhân tiểu đường
Cảm lạnh vào mùa đông, nỗi ám ảnh của bệnh nhân tiểu đường

Khi bệnh nhân tiểu đường bị cảm lạnh, biến chứng thường gặp nhất là tăng đường huyết. Bởi vì lúc đó cơ thể sẽ sản xuất ra những hormon để chống lại sự nhiễm lạnh này. Nhưng chúng lại gây cản trở cho việc sử dụng insulin và thế là đường máu của bạn lại tăng lên. Đó là yếu tố dễ làm người bệnh đái tháo đường nặng hơn và có thể rơi vào tình trạng hôn mê do đái tháo đường, tình trạng cấp cứu nặng, dễ tử vong.

Hôn mê do đái tháo đường có hai thể là hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Đây là những biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Điểm đặc trưng của bệnh là thiếu hụt insuline nặng và đường máu tăng quá cao làm cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm toan, và hôn mê. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời bệnh nhân sẽ bị tử vong.

Hôn mê nhiễm toan ceton (thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1) thường diễn biến rất nhanh, trong vòng 24 giờ. Ngược lại, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2) lại diễn biến thầm lặng với các biểu hiện đái nhiều, khát nước, và sụt cân từ vài ngày trước khi nhập viện.

Vậy làm thế nào để kiểm soát đường huyết khi bị cảm lạnh?

- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Hãy kiểm tra đường huyết ít nhất mỗi 3-4 tiếng khi bị cảm lạnh. Nếu đã tăng cao, bạn nên lập ra cho mình một kế hoạch để kiểm soát tình trạng này. Bác sĩ có thể cho bạn dùng insulin nếu đường huyết của bạn quá cao.

- Chế độ dinh dưỡng: Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên bạn nên cố gắng ăn gì đó với khoảng 15 grams carbohydrate mỗi tiếng hoặc hơn:

+ 85 gram (~3 ounce) nước ép trái cây

+ ½ ly yogurt đông lạnh

+  ½ ly ngũ cốc

Nếu bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy uống một ly chất lỏng gì đó trong mỗi giờ. Bạn có thể hớp từng chút một nếu muốn – không cần phải uống hết trong một lần. Điều quan trọng là tránh bị mất nước.

Nếu đường huyết tăng quá cao, hãy hớp một ly nước ấm từng ít một hoặc 1 ly nước gừng không đường. Nếu đường huyết xuống quá thấp, hãy hớp một nửa ly nước táo hoặc ½ ly nước gừng. Hãy luôn kiểm tra những gì mà bạn ăn vào hoặc uống vào để tránh gây ảnh hưởng đến chế độ ăn trong điều trị bệnh tiểu đường. Hãy đảm bảo rằng những thức ăn và đồ uống đó có thể được dùng.

- Sử dụng thuốc: Bạn có thể mua và uống các loại thuốc không cần kê toa nhưng tránh những thuốc có thể làm tăng đường huyết. Ví dụ: bạn có thể uống thuốc giảm ho hoặc thuốc ở dạng lỏng. Đọc kĩ những thành phần của thuốc. Liên hệ với bác sĩ ngay khi có vấn đề.

Nếu bạn có bị tăng huyết áp kèm theo, hãy tránh những thuốc có chứa chất chống sung huyết vì nó có thể làm cho tình trạng nặng hơn.

Làm thế nào để tránh bị cảm lạnh?

Để hạn chế những tai biến do bệnh tiểu đường khi thời tiết giá rét ngày đông tránh bị nhiễm lạnh, người bệnh cần đặc biệt chú ý khi thay đổi vùng khí hậu như từ trong chăn ấm hoặc từ trong nhà ra ngoài nhà phải mặc đủ ấm và thay đổi từ từ để tránh “sốc nhiệt”.

Người bệnh tiểu đường cũng không nên tập thể dục vào buổi sáng sớm hay tối muộn vì đó là những thời điểm nhiệt độ giảm sâu trong ngày rất dễ bị nhiễm lạnh.

Khi bắt buộc phải ở ngoài trời lạnh: miếng dán nhiệt có thể giúp chống lạnh tốt. Đo đường máu thường xuyên để căn chỉnh lại chế độ ăn và thuốc.

Không có vắc-xin để phòng chống cảm lạnh nhưng hãy tiêm ngừa cúm mỗi năm. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động chống lại cái rét này.

Lê Hoa (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X