Hotline 24/7
08983-08983

Cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường

Người xưa thường có câu “ăn được ngủ được là tiên”. Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường.

Ngủ đủ giấc giúp bạn kiểm soát mức glucose huyết, giảm chứng thèm ăn, tinh thần thoải mái và tăng hoạt động của insulin. Ngược lại, bệnh sẽ chuyển biến phức tạp nếu bạn bị thiếu ngủ, mất ngủ hay tệ hơn là hội chứng ngưng thở khi ngủ.   

Glucose huyết ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

 Mức glucose huyết dao động vào ban đêm sẽ khiến người bệnh đái tháo đường khó ngủ
Mức glucose huyết dao động vào ban đêm sẽ khiến người bệnh đái tháo đường khó ngủ

Mức glucose huyết không ổn định

Mức glucose huyết dao động vào ban đêm sẽ khiến người bệnh đái tháo đường khó ngủ. Nếu lượng glucose trong máu quá cao sẽ dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều lần, làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, khi glucose hạ đột ngột, bạn sẽ đổ mồ hôi, run người vào ban đêm.

Người bệnh đáo tháo đường cần ổn định mức glucose huyết để có giấc ngủ ngon. Bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, chia thành nhiều bữa trong ngày, không ăn quá nhiều vào ban đêm. Chế độ ăn này cũng giúp bạn giữ cân nặng ổn định. Nếu tình hình chưa cải thiện như mong đợi, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để điều chỉnh chế độ ăn hoặc bổ sung phương pháp điều trị cần thiết.

Tâm trạng thay đổi

Bệnh đái tháo đường có thể gây lo lắng, trầm cảm nên người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Thay đổi lối sinh hoạt sẽ giúp bạn cải thiện cảm xúc và dễ ngủ hơn. Hãy trò chuyện với mọi người, tập thể dục thể thao để cơ thể tiết ra hormone giúp thư giãn. Hiện nay, thiền được nhiều người lựa chọn để tìm bình an nội tâm, giảm căng thẳng. Bạn có thể tham gia các khóa thiền hoặc yoga để làm chủ cảm xúc, từ từ nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Đau chân hoặc bị hội chứng chân không yên

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường còn bao gồm đau dây thần kinh ở chân và hội chứng chân không yên khiến người bệnh mất ngủ. Người bệnh có hội chứng lo lắng khó ngủ, chân bồn chồn cứ muốn đi, đôi khi bị căng, giật cơ, đau nhức. Nếu xuất hiện triệu chứng kể trên, bạn cần thông báo với bác sĩ để được điều trị ngay.

Ngưng thở khi ngủ

Theo Quỹ nghiên cứu Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Foundation), hơn 20% số người bệnh đái tháo đường mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng tạm dừng hơi thở trong một t, có thể xảy ra trong suốt thời gian ngủ. Nếu không được điều trị, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như tăng huyết áp.

Bạn có thể nhận diện triệu chứng ngưng thở khi ngủ như ngáy to, buồn ngủ vào ban ngày, giảm trí nhớ, mất tập trung, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, trầm cảm… Ngoài điều trị bằng liệu pháp chuyên biệt, người bệnh đái tháo đường cần giảm cân, duy trì cân nặng phù hợp.

Mẹo để cải thiện giấc ngủ

Mẹo để cải thiện giấc ngủ
Mẹo để cải thiện giấc ngủ

Nguy hiểm là thế nhưng hiện tượng khó ngủ, mất ngủ cũng rất dễ bị đẩy lùi. Chế độ sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng lành mạnh và tâm trạng thoải mái chính là chìa khóa giúp người bệnh đái tháo đường ngủ ngon. Bạn cũng có thể tham khảo những mẹo đơn giản sau:

- Quy định giờ đi ngủ hàng đêm, kể cả cuối tuần. Đặt giờ bằng đồng hồ để luôn tuân thủ theo kế hoạch.

- Tránh thức uống có cồn như rượu, bia, ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ. Rượu bia có thể khiến bạn ngủ thiếp đi nhưng sau đó lại làm bạn mất ngủ.

- Không dùng thức uống chứa caffein sau 2 giờ chiều, bao gồm trà, cà-phê, nước tăng lực…

- Không sử dụng các thiết bị điện tử trong phòng ngủ (tivi, máy tính…), giữ nhiệt độ mát mẻ (18-23 độ C) và hạn chế ánh sáng.

- Trước khi ngủ không nên suy nghĩ hay làm những công việc trí óc.

- Nếu bạn đang rèn thói quen tập thể dục, nên tập trước giờ ngủ khoảng vài tiếng.

Theo Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X