Hotline 24/7
08983-08983

Cách xử trí sai khớp

Không nên nhờ người không có chuyên môn kéo nắn, cho bệnh nhân uống thuốc giảm cần nẹp cố định khớp bị sai... rồi chuyển đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Nghỉ hè, các cháu học sinh thường tham gia các môn học năng khiếu như bơi lội, đá bóng, tập võ... nên nguy cơ bị sai khớp khá cao. Mong bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết và xử lý khi bị sai khớp?

Nguyễn Thị Vui (nguyenvui487@gmail.com)

Sai khớp thường xảy ra sau khi cử động mạnh với các dấu hiệu như sau: đau do rách bao khớp; giảm hoặc mất vận động khớp; hõm khớp bị rỗng là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu; biến dạng chi; dấu hiệu lò xo...

Cách xử trí: không nên nhờ người không có chuyên môn kéo nắn vì càng làm tổn thương thêm. Cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, diclofenac; cần nẹp cố định khớp bị sai... rồi chuyển đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Bệnh nhân cần được chiếu chụp Xquang để xác định tổn thương khớp, giãn dây chằng, bong gân, rạn xương hoặc gãy xương. Nếu không được điều trị kịp thời, các trường hợp sai khớp sẽ dẫn đến các biến chứng như: chèn ép mạch máu, chèn ép thần kinh, sai khớp hở kèm mẻ xương hạn chế cử động chi...

AloBacsi.vn
 Theo BS. Nguyễn Bằng Việt - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X