Hotline 24/7
08983-08983

Cách xử trí khi bị sặc cơm lên mũi

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Khi bị sặc cơm lên mũi nhưng mãi không hết thì nên làm thế nào? Em đã hỉ mũi thật mạnh và uống nhiều nước nhưng vẫn không ra.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bị sặc cơm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bị sặc cơm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tình huống này em nên đến khám tại chuyên khoa Tai mũi họng để BS soi 2 bên mũi cho em và hút dị vật (hạt cơm) sẽ dễ chịu và an toàn, tránh để lâu có thể nhiễm trùng, sinh mủ, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Khi bị sặc, hóc dị vật để lâu có thể dẫn đến tình trạng ho ra máu, gây viêm nhiễm hoặc apxe quanh dị vật hoặc ở thùy phổi mà nó gây tắc. Khi bị sặc khiến dị vật chui vào đường thở, nếu lớn có thể gây bít đường thở, suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong. Nếu dị vật nhỏ hơn sẽ vào sâu trong khí quản gây ho, khó thở, khò khè giống hen suyễn hay viêm phế quản, nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, mọi người nên cận thận khi ăn uống để tránh bị sặc dị vật.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân khi sặc, nhất là trẻ nhỏ nếu có biểu hiện tím tái, khó thở phải tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ bằng nghiệm pháp Heimlich (một thủ thuật dùng tay ép chặt vào bụng nhằm đẩy mạnh một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên). Ngay sau đó, phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị kịp thời.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X