Hotline 24/7
08983-08983

Cách xử trí dị vật đường thở

Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.

Ngược lại, sơ cứu hoặc xử trí không đúng cách sẽ gây ra các biến chứng và có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trong bài viết này, xin giới thiệu về cách xử trí dị vật thực quản và dị vật đường thở để bạn đọc tham khảo.

Xử trí dị vật thực quản

Dị vật thực quản là một cấp cứu có tính chất phổ biến và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu đến muộn và xử trí không đúng cách. Hay gặp nhất là các loại xương cá, gà, lợn hay răng giả, dị vật. Tuy bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây các biến chứng như rách niêm mạc thực quản, viêm nhiễm, áp-xe thực quản...

Cách xử trí dị vật đường thở 1
 Một ca xử trí dị vật (viên bi) gây tắc thực quản.

Bệnh hay gặp ở những người có yếu tố nguy cơ như vừa nói vừa cười đùa khi ăn. Biểu hiện triệu chứng nuốt đau, vướng ngay sau hóc. Trong những trường hợp này, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để xử trí sớm bằng nội soi gắp dị vật tránh biến chứng. Tuyệt đối không được có những hành động có hại: móc họng nhằm nôn ra, ăn thêm hy vọng xương trôi hay chữa mẹo...

Xử trí dị vật đường thở

Lời khuyên của thầy thuốc:

Một số trường hợp dị vật đường thở bị bỏ qua. Trẻ biểu hiện các triệu chứng dai dẳng: ho kéo dài, sốt… Bệnh nhân hay đi điều trị ở các chuyên khoa khác như khoa nhi, nội, lao mà không nghĩ đến dị vật đường thở.

Vì vậy, khi một trẻ nhỏ hoàn toàn bình thường trước đó, đột nhiên có dấu hiệu khàn tiếng, khó thở hoặc đột nhiên có cơn khó thở dữ dội, nên nghĩ tới có khả năng bị dị vật đường thở, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Là bệnh lý gây ra bởi những vật rơi vào và mắc lại ở đường thở (thanh quản, khí quản, phế quản). Đây là một cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng. Dị vật đường thở nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí đúng sẽ dẫn tới các biến chứng nặng nề và có thể tử vong nhanh chóng.

Dị vật thường gặp: các loại hạt thực vật (hạt lạc, hạt dưa, hạt hồng xiêm...), xương động vật (xương cá, mai cua, vỏ trứng...), động vật sống (đỉa suối hay tắc te).

Yếu tố nguy cơ: thói quen ngậm đồ vật trong miệng khi chơi, làm việc, thói quen uống nước suối...

Khi dị vật rơi vào đường thở ngay tức khắc sẽ gây ra các phản xạ mà chuyên môn gọi là hội chứng xâm nhập với những triệu chứng như ho sặc sụa, khó thở, mặt tím tái biểu hiện khoảng 3-5 phút, sau đó biểu hiện những dấu hiệu khác chỉ điểm vị trí dị vật mắc: khó thở, khàn tiếng (dị vật mắc tại thanh quản), ho, khó thở từng cơn (dị vật mắc tại khí quản)...

Trong những trường hợp cấp tính dị vật lọt vào đường thở, phải lấy dị vật ra càng sớm càng tốt. Bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng ngay, càng sớm càng tốt để nội soi lấy bỏ dị vật.

Phòng bệnh: không nên chặt thịt gà,vịt quá nhỏ dễ lẫn xương dính thịt. Tránh thói quen vừa ăn vừa cười đùa, đãng trí...

AloBacsi.vn
Theo PGS.TS. Lương Thị Minh Hương - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X