Hotline 24/7
08983-08983

Cách xử lý vết xăm bị lún và bầm do xóa bằng chanh trộn muối

Câu hỏi

Thưa BS, Em xăm được 3 ngày thì dùng chanh trộn muối xóa nhưng bị sưng đỏ và nhức. Do phải giấu gia đình nên em dùng kem che đến hôm nay được 1 ngày thì không sưng nữa, nhưng hình xăm bị lún xuống và bầm xung quanh gây đau nhức. Tình trạng này có sao không ạ? Em rất lo sợ, rất mong BS giúp em.

Trả lời
Xóa hình xăm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xóa hình xăm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Khánh Vy,

Để xóa hình xăm, bạn không nên dùng chanh trộn muối vì có thể gây nhiễm trùng, nhất là khi mới xăm 3 ngày.

Tình trạng hình xăm bị lún xuống và bầm xung quanh gây đau nhức có thể là tình trạng nhiễm trùng da tại chỗ do bạn chăm sóc và sử dụng cách xóa xăm không phù hợp. Tốt nhất bạn nên đến BV chuyên khoa Da liễu để được BS cho thuốc thoa làm giảm tình trạng nhiễm trùng.

Sau 4-8 tuần bạn nên đến BV Da Liễu để xóa xăm bằng phương pháp bắn laser.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xăm là một loại hình nghệ thuật được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Tại Việt Nam giới trẻ sử dụng ngày càng rộng rãi các hình thức xăm trên da, với các hình xăm ngày càng đẹp, đa dạng, nhiều màu sắc nghệ thuật. Tuy nhiên xăm là một hình thức ghi dấu vĩnh viễn bằng mực, nên có thể nói "làm thì nhanh, mà xóa thì khó". Khi các hình đã xăm không còn là trào lưu hoặc vì một lý do cá nhân, mọi người lại đua nhau xóa bỏ. Nhưng xóa xăm như thế nào mới thật sự an toàn và không gây ra tổn thương cho cơ thể?

Theo BS Lê Đức Thọ - Trưởng Khoa Da Liễu của BV Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết để xóa hình xăm, trước đây người ta thường sử dụng một số phương pháp:

- Xăm phủ chồng lên hình xăm cũ để lấp đi, hoặc tạo hình xăm mới

- Cắt bỏ lớp da xăm và may lại, có thể phải cắt làm nhiều lần, nếu hình xăm lớn.

- Mài sâu vào da, hoặc dùng acid, dùng nhiệt (laser CO2), dùng muối để phá lớp da có mực xăm bên dưới.

Tuy nhiên các phương pháp này làm bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn và chắc chắn để lại sẹo. Đôi khi sẹo lồi, lõm dị dạng mất thẩm mỹ, rất khó giải quyết khắc phục về sau. Những hành động cố tình xóa xăm như cắt, đốt... có thể là những tác nhân chính gây ung thư da.

Ngày nay với các tiến bộ trong công nghệ laser, các nhà khoa học và các bác sĩ thẩm mỹ đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng ngày càng thành công công nghệ laser xung Q-Switched ứng dụng trong việc xóa xăm an toàn mà không để lại sẹo.

Hiện tại, việc xóa xăm đều được sử dụng bằng các loại laser xung Q-Switched (như Alexandrite, Ruby, Nd-YAG...). Các tia Laser loại này, khi chiếu vào da, sẽ đi xuyên qua da và chỉ tác động phân hủy từng nhóm màu mực xăm phù hợp với bước sóng của tia.

Laser với bước sóng 1064nm phù hợp với phân hủy màu đen, trong khi bước sóng 532nm phù hợp với phân huỷ màu đỏ, 585nm phân hủy màu xanh da trời, 650nm phân hủy màu xanh lá cây... Vùng da bình thường không nhiễm sắc sẽ không hấp thụ năng lượng tia laser do đó sẽ không bị tổn thương. Điều đó giải thích một trong những tính năng của laser Q-Switched ND-YAG là điều trị các rối loạn sắc tố không để lại sẹo. Số lần cần chiếu laser để xóa xăm phụ thuộc cụ thể vào loại mực và độ sâu lớp mực xăm.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X