Hotline 24/7
08983-08983

Cách xác định dấu hiệu cơn gò tử cung khi mang thai

Vợ tôi đang mang thai lần đầu tuần thứ 19, khá gầy cân nặng hiện nay của vợ tôi là 47 cân và cao 1.6m. Gần đây vào ban đêm bụng dưới vợ tôi thường căng cứng hơn bình thường, tôi băn khoăn không biết đó có phải là hiện tượng gò tử cung không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi các xác định cơn gò tử cung như thế nào?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn!

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ nên rất khó xác định vợ bạn đang có dấu hiệu gì bất thường hay không. Tuy nhiên khi mang thai có một số chị em nhầm lẫn giữa thai máy (cử động thai) và gò tử cung, cụ thể như sau:

Cơn gò tử cung có tính chất tự động, không tùy thuộc vào sự mong muốn của sản phụ hay sự kềm chế bên ngoài. Cơn gò tử cung thường xuất phát từ 1 điểm ở góc tử cung (thường là góc phải), sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung. Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ, một vài lần trong ngày, đó  là những cơn gò sinh lý. Những cơn gò này không đều và không gây đau.

Thai máy hay cử động thai là cảm nhận của thai phụ về những cử động của thai nhi. Đến khoảng 17 – 20 tuần tuổi thai, khi hệ cơ, xương khớp thai nhi phát triển, những cử động trở nên mạnh hơn và truyền qua thành tử cung đến thành bụng mẹ, từ đó dẫn truyền theo dây thần kinh cảm giác đến vỏ não và người mẹ nhân thấy tín hiệu này. Với người mang thai lần đầu (con so), người mẹ nhận biết thai máy vào khoảng tuần thứ 20, người mang thai con rạ thì cảm nhận có sớm hơn từ 1 – 3 tuần. Thai phụ có thành bụng dày (mập) thì cảm nhận thai máy có trễ hơn người gầy. Những cử động thai có thể  là xoay người, húc, đạp, huơ tay, ưỡn thân người….làm thai phụ đôi lúc thấy  bụng méo hẳn 1 bên. Thai nhi cử động chạm vào thành tử cung và truyền qua thành bụng mẹ ở vị trí nào thì người mẹ cảm nhận ở vị trí đó. Cử động thai không mang tính lan tỏa như cơn gò. Các bác sĩ thường khuyên thai phụ thường xuyên đếm cử động thai để theo dõi sức khỏe của bé yêu.

Với cử động thai hoặc cơ gò tử cung sinh lý hoàn toàn không nguy hiểm gì cả. Nếu như xuất hiện các dấu hiệu gò tử cung nhiều kèm đau bụng, bạn cần đưa vợ đi khám sớm đề phòng nguy cơ đẻ non, sẩy thai.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Phân biệt cho các cơn co, gò tử cung?

>> Đau bụng và gò tử cung nhiều, khi nào cần nhập viện?

 

Không phải cơn gò tử cung nào cũng là dấu hiệu của dọa sinh non, dọa sảy hay chuyển dạ. Có những cơn gò sinh lý, có những cơn gò chuyển dạ thực sự. Vì thế, mẹ cần nhận biết đúng để có sự phản ứng kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nhận biết cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý)

Vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu có thể nhận thấy những cơn gò tử cung bất chợt trong ngày. Đây là cơn gò Braxton – Hicks hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, thường không đều và không thường xuyên. Những cơn gò này là cách để cơ thể hay tử cung luyện tập cho ngày lâm bồn, đồng thời làm cơ tử cung săn chắc, thúc đẩy mái đến nhau thai. Cơn gò sinh lý thường có đặc điểm:

- Xuất hiện bất chợt, không thành cơn, thường kéo dài 30 giây

- Không đau đớn, cảm giác căng tức vùng bụng dưới

- Thường sẽ tự biến mất khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn

Khi cơ thể xuất hiện cơn gò chuyển dạ hoặc cơn gò sinh lý, mẹ bầu có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để giảm đau như:

- Nếu là cơn gò Braxton-Hicks, mẹ nên tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu. Để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.

- Uống một ly nước ấm lúc này sẽ khiến giảm cơn đau hiệu quả

- Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X