Hotline 24/7
08983-08983

Cách tự mình kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả

Để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2, điều quan trọng là phải theo dõi chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, cần nên tham khảo ý kiến chuyên gia về những thực phẩm tốt nhất bạn nên đưa vào chế độ ăn uống của mình.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, một trong những căn bệnh phổ biến nhất là đái tháo đường. Bệnh có 2 dạng là đái tháo đường type 1 và type 2. Trong đó, đái tháo đường type 1 phải được kiểm soát bằng việc nạp insulin vào cơ thể, mặt khác, đái tháo đường type 2 lại được kiểm soát bởi chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Cẩn thận với glucose (tinh bột)

Thật sai lầm khi nghĩ rằng lượng đường trong máu chỉ tăng khi ăn đồ ngọt. Glucose hình thành do một số thực phẩm ăn vào chuyển đổi thành, ngay cả khi không ăn đồ ngọt.

Điều này được làm rõ bởi nhiều người đã mắc đái tháo đường type 2 do nghĩ rằng mình không ăn đồ ngọt sẽ không có nguy cơ tăng lượng đường trong máu nữa. Tuy nhiên, điều đó không đúng. Bạn nên biết rằng Carbohydrate (còn gọi là carbs - là đường, tinh bột và chất xơ) cũng làm tăng mức glucose khi được nạp vào và chuyển hóa trong cơ thể.

Ăn Carbs phức hợp (complex carbs)

Carbs "tốt" thường là carbs phức, carbs "xấu" thường là carbs đơn

Carbohydrate có 2 loại là simple carbs (carbs đơn) hay complex carbs (carbs phức hợp) là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Các loại thực phẩm của carbs phức hợp chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất hơn carbs đơn, có nhiều trong các loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, bột mì nguyên chất, hạt Quinoa, gạo lứt, lúa mạch, ngô...

Mặc dù chất đường bột vẫn biến thành đường trong máu, nhưng không thể ngừng ăn chúng. Cần chú ý rằng, người bệnh đái tháo đường type 2 không nên loại bỏ bất kỳ nhóm thực phẩm nào.

Điều nên làm là tìm kiếm các loại thực phẩm tốt nhất của từng nhóm thực phẩm, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Carb phức hợp sẽ tốt hơn vì chúng sẽ cung cấp nguồn năng lượng và chất xơ ổn định, mặc dù cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Các loại carb dạng đơn sẽ khiến mức đường huyết tăng nhanh.

Cụ thể, tốt nhất nên ăn gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, rau và chất xơ. Không nên ăn mì ống, bột mì, mứt và ngũ cốc đóng gói.

Không sử dụng quá nhiều đồ ngọt

Nên tránh ăn quá nhiều đường vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Nếu muốn ăn thực phẩm có vị ngọt, có thể sử dụng chất làm ngọt.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, các chất tạo ngọt có thể có một số tác dụng phụ tiêu cực. Do đó, nên sử dụng có chừng mực để không gây hại cho sức khỏe.

Nên ăn đạm

Đạm (proteins) có tác dụng tương tự như carbohydrate, nghĩa là chúng cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể nhưng lại không chuyển hóa thành glucose. Do đó, bạn có thể ăn nhiều đạm mà không sợ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Cẩn thận với chất béo

Chất béo không biến biến thành glucose. Tuy nhiên, chúng làm tăng mức cholesterol.

Điều này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, việc cải thiện chế độ ăn uống giảm chất béo, đặc biệt các chất béo bão hòa là rất quan trọng.

Nên ăn sản phẩm tốt cho việc sản sinh insulin

Insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường ở người bệnh đái tháo đường

Người mắc đái tháo đường không chỉ nên loại bỏ những thứ có thể biến thành glucose, mà cũng nên cố gắng cải thiện chất lượng insulin do cơ thể sản xuất ra, được tốt hơn. Để làm được điều này, bạn có thể ăn dầu dừa, nấm và quế.

Có rất nhiều thực phẩm ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường mà có lẽ bạn chưa bao giờ nhận ra. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra với bác sĩ về chế độ ăn kiêng bạn nên tuân theo.

Theo Nguyên Hương - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X