Hotline 24/7
08983-08983

Cách tự cấp cứu khi bị tai nạn giao thông

Nhiều người bị tai nạn nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng, nhất là đối với tài xế.

Tai nạn thường xảy ra rất đột ngột, bình thường thì tái xế nên chuẩn bị trước một số đồ dùng để đề phòng lúc cần thiết như: tấm gỗ, dây thường, khăn sạch... Nếu không may xảy ra tai nạn mà không có nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp thì có thể tự sử dụng để cấp cứu mình.
 

Lúc di chuyển người bị nạn, cần giữ đầu và cổ nạn nhân cố định. Trong ảnh: diễn tập sơ cứu tai nạn giao thông xảy ra trên đường

Lúc di chuyển người bị nạn, cần giữ đầu và cổ nạn nhân cố định. Trong ảnh: diễn tập sơ cứu tai nạn giao thông xảy ra trên đường

Những bước sơ cứu rất đơn giản dưới đây có thể giúp người bệnh thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc:
 
1. Khi xe xảy ra tai nạn, thường thì tài xế gặp nguy hiểm đầu tiên. Khi bị vô lăng đập vào ngực , nếu như cảm thấy đau nhiều, tức ngực, khó thở thì tốt nhất là không nên di chuyển để tránh phần xương gãy gây tổn thương cho các cơ quan khác.
 
Nếu như tay còn cử động được thì phải gọi điện cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc hô thật to để nhờ người giúp đỡ.
 
2. Đa số vô lăng của các loại xe nhỏ đều hướng xuống dưới, nếu bị va đập thì ác cơ quan như gan, lá lách.... rất dễ bị tổn thương; Nếu như gan, lá lách bị rách sẽ làm máu chảy nhiều thì sẽ xuất hiện cảm giác đau bụng. Lúc đó tốt nhất là không nên di chuyển tránh máu chảy nhiều. Khi phát hiện xe sắp cháy hay gặp các tai họa khác thì phải từ từ di chuyển ra khỏi xe nấp ở nơi an toàn chờ cứu hộ tới.
 
3. Do va dập hoặc nguyên nhân khác làm cho ngực của tài xế bị tổn thương , nếu phát hiện ngực mình bị chảy máu thì phải lấy áo hoặc khăn hay thứ khác để quấn lại tránh gây mất máu.
 
4. Nếu thấy chân, tay đau nhiều, sưng... thì có thể bạn bị gẫy xương, tốt nhất là không nên cử động để tránh tổn thương tới mạch máu và các dây thần thinh. nhanh chóng cố định (nẹp) phần tay (chân) bị thương lại, nếu có người khác giúp đỡ thì tốt nhất nên dùng miếng gỗ hoặc vật cứng cố định chỗ gẫy lại.
 
5. Khi cổ hoặc xương sống bị tổn thương, nếu di chuyển không đúng cách sẽ làm tổn thương nặng hơn thậm chí dẫn tới bại liệt suốt đời.
 
Do đó, nếu không may gặp tình huống xấu thì tốt nhất không nên vận động một cách tùy tiện mà ngồi yên một chỗ chờ cứu hộ hoặc người khác tới giúp.
 
Theo BS chuyên khoa của AloBacsi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X