Hotline 24/7
08983-08983

Cách trị chứng nghiện đường hiệu quả

Làm sao để trị chứng nghiện đường? Hãy cùng nghe lời khuyên của trang sức khỏe Top10homeremedies của Hoa Kỳ nhé!

Mới đây, trang sức khỏe Top10homeremedies của Hoa Kỳ vừa chia sẻ tới quý bạn đọc những thông tin quan trọng, liên quan tới cách để hạn chế bớt chứng nghiện đường - rất dễ khiến bạn béo phì, tiểu đường và mắc hàng loạt các bệnh liên quan khác.

Trước giờ, đường là một trong những chất rất quan trọng trong sức khỏe cơ thể. Nhưng khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, nó có thể ảnh hưởng xấu đến mọi bộ phận cơ thể của bạn từ đầu đến chân.

Trong thực tế, lượng đường dư thừa có liên quan đến nhiều bệnh bao gồm béo phì, tiểu đường, viêm nướu, trầm cảm, các vấn đề về tim và tổn thương gan.

Bản thân đường tinh luyện cũng như thức ăn có đường và đồ uống có xu hướng chứa lượng calo rỗng và không có chất dinh dưỡng quan trọng.

Ngày nay, nhiều người còn chuyển qua mắc chứng nghiện đường do thói quen ăn uống không lành mạnh kéo dài.

Trong thực tế, trong khi phụ nữ được khuyên nên hạn chế lượng đường của họ không quá 6 muỗng cà phê, nam giới nên giới hạn đến 9 muỗng cà phê một ngày thì người Mỹ trung bình ăn tới khoảng 20 muỗng cà phê đường mỗi ngày.

Nếu bị nghiện đường, bạn hãy thay đổi lại kế hoạch ăn uống trước khi để mọi chuyện đi quá xa.

1. Bỏ qua chất ngọt nhân tạo

Tránh các loại đường đã qua chế biến không phải là cách duy nhất để đánh bại tình trạng nghiện đường. Cùng với các loại đường đã chế biến, bạn cũng phải cố gắng tránh chất làm ngọt nhân tạo.

Chất làm ngọt nhân tạo không làm giảm cảm giác thèm ăn đường, và chúng thực sự có thể góp phần tăng cân.

Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Khoa học thần kinh của Hiệp hội tâm lý Mỹ phát hiện ra rằng, những con chuột được cho dùng chất làm ngọt nhân tạo sẽ nạp calo nhiều hơn trong ngày và tăng cân nhanh chóng sau đó.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2013 tại trang Diabetes Care, Mỹ cho thấy rằng, chất tạo ngọt nhân tạo thực sự có thể làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa đường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến phản ứng đường huyết và insulin của cơ thể.

2. Dùng thức ăn chứa nhiều protein hơn

Những cơn đói thường xuyên là một trong những lý do khiến mọi người phải ăn nhiều thức ăn có đường hơn. Vì vậy, để đánh bại chứng nghiện đường, bạn phải quản lý sự thèm ăn của bạn và ngăn ngừa những cơn đói thường xuyên. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách bao gồm bạn ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của bạn.

Thức ăn giàu protein tiêu hóa chậm hơn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Ngoài ra, protein không làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến.

Chọn các loại protein lành mạnh như thịt gà nạc, sữa chua ít chất béo, trứng, quả hạch, đậu xanh và đậu lăng...

3. Uống nước thường xuyên

Khát nước thường bị lẫn lộn với đói hoặc thèm ăn. Vì vậy, khi bạn cảm thấy một sự thôi thúc đột ngột muốn ăn gì đó, trước tiên hãy thử uống một ly nước lớn và chờ một vài phút. Uống nước là một cách tuyệt vời để đánh lừa não nghĩ rằng bạn đang ăn.

Ngoài ra, sự thèm ăn đường có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn bị mất nước. Vì vậy, nhấm nháp một ít nước trong ngày có thể là tất cả những gì bạn cần làm, để giữ cho cơ thể của bạn ngậm nước và do đó kiềm chế sự thèm ăn.

Hơn nữa, uống đủ nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó điều chỉnh sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân, cải thiện chất lượng da...

Nhưng nhớ đừng phạm sai lầm mà uống nước ngọt có chứa đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo để làm dịu cơn khát của bạn.

4. Quế

Quế là một phương thuốc tuyệt vời để giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn. Nó cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Bạn có thể uống trà quế để giảm cảm giác thèm ăn của bạn bằng cách sau đây:

1. Chặt một thanh quế 3 inch thành từng miếng nhỏ.

2. Đặt nó trong  ½ chén nước và đun sôi ở nhiệt độ trung bình thấp.

3. Tắt bếp, sau đó để nguội hỗn hợp này trong 10 đến 15 phút.

4. Sau đó, uống trà quế này một lần mỗi ngày.

5. Ngủ đúng cách

Thiếu ngủ có thể làm tăng ham muốn của bạn đối với các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, giàu calo, thường được nạp chung với đường.

Trong thực tế, nghiện đồ ăn vặt có liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của thiếu ngủ. Bạn càng mất ngủ nhiều thì bạn càng muốn có đồ ăn vặt để ăn.

Hơn nữa, sự thèm ăn phần lớn bị ảnh hưởng bởi kích thích tố. Thiếu ngủ có thể gây ra những biến động về nội tiết tố, dẫn đến sự thèm ăn và khiến chúng ta có thói quen tìm tới những loại thực phẩm không lành mạnh.

Thực tế, những người thiếu ngủ có nguy cơ bị béo phì cao hơn những người ngủ đủ giấc.

Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Anh quốc, đã nhấn mạnh tác động của giấc ngủ không đủ đối với tổng chi tiêu năng lượng hàng ngày, lượng thức ăn và nguy cơ tăng cân.

Vì vậy, ngủ ngon là một cách hiệu quả để ngăn chặn cảm giác thèm ăn đường và đồ ăn vặt.

6. Nhai kẹo cao su không đường

Lấy một ít kẹo cao su không đường và bắt đầu nhai kẹo để kiềm chế cảm giác thèm ăn của bạn. Khi mọi người nhai kẹo cao su một vài giờ, phần lớn cho rằng họ đã giảm được cảm giác đói và cảm giác thèm ăn một thứ gì đó.

Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp của Liên đoàn Sinh học Thực nghiệm 2009 của Mỹ chỉ ra được vai trò của kẹo cao su như một công cụ thực tiễn để quản lý cảm giác thèm ăn.

7. Đi bộ

Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tờ PLOS ONE, Anh cho thấy rằng tập thể dục làm giảm sự thèm ăn đồ ăn vặt, đồ ăn có đường đặc biệt là ở những người đang thừa cân.

Nếu lần sau, khi bạn có cảm giác muốn ăn đường, hãy đứng dậy và đi bộ nhanh trong 10 đến 15 phút để giải quyết nó.

Mẹo bổ sung:

Ăn các loại thực phẩm giúp tăng nồng độ serotonin cũng giúp chống lại chứng nghiện đường.

Loại bỏ tất cả các đồ ngọt trong nhà của bạn cũng như tại văn phòng.

Theo dõi chặt chẽ các loại đường nằm trong thực phẩm. Đọc kỹ tất cả các nhãn thực phẩm để biết bạn đang ăn gì.

Quản lý mức độ căng thẳng của bạn để giúp ngăn ngừa cảm giác thèm ăn. Sử dụng thiền định và các kỹ thuật khác để giảm căng thẳng.


Theo Huỳnh Dũng - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X