Hotline 24/7
08983-08983

Cách tiêm insulin ở bệnh nhân tiểu đường

Insulin là một hormone mà cơ thể cần để điều hòa đường huyết. Khi cạn kiệt, suy yếu hoặc bị phá hủy trong cơ thể, insulin không thể điều chỉnh lượng glucose trong máu, từ đó đường huyết tăng cao. Những người bị đái tháo đường type 1 và type 2 cần tiêm insulin mỗi ngày.

Tiêm insulin là một trong nhiều cách để điều trị và quản lý bệnh tiểu đường. Những cách khác bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, và thuốc uống.

Đối với những người cần tiêm insulin, có nhiều loại insulin khác nhau. Điều quan trọng là phải hiểu và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách tiêm và nơi tiêm insulin.

Thời điểm tiêm: Tốt nhất là tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy từng loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường thời điểm phải ăn là khi insulin bắt đầu có tác dụng. Ví dụ với insulin thường (regular) là 20-30 phút, insulin mixtard cũng là 30 phút, insulin bán chậm (lente, NPH, insulatard…) là 60 phút… Nếu ăn muộn hơn thì người bệnh có nguy cơ rất cao bị hạ đường huyết.



Đầu tiên phải rút insulin khỏi lọ thuốc, sau đó tiêm vào lớp dưới da và từ đây insulin sẽ được hấp thu vào dòng máu.

Vị trí tiêm dưới da: Tất cả tổ chức dưới da trên cơ thể đều có thể dùng để tiêm, tuy nhiên trên thực tế thường dùng vùng đùi, cánh tay, bụng, hông, lưng. Chọn một vùng tiêm cho vài ngày vào những giờ tiêm nhất định, sau khi hết điểm tiêm mới chuyển sang vùng khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2 - 4cm. Ví dụ: với người tiêm 3 mũi/ngày chẳng hạn, chọn vùng bụng cho các mũi tiêm buổi sáng, vùng cánh tay dành cho các mũi tiêm buổi trưa, vùng đùi cho các mũi tiêm  buổi chiều.

Dụng cụ tiêm: Bông, cồn 70 độ, bơm tiêm hay bút tiêm. Cần chú ý sát trùng cả nút cao su của lọ thuốc khi lấy thuốc.

Cách tiêm: Với bệnh nhân có lớp mỡ dày và bút tiêm hay bơm có kim tiêm với độ dài thích hợp thì tiêm thẳng hay chéo vào dưới da. Với các bệnh nhân có lớp mỡ dưới da mỏng thì có thể dùng kỹ thuật véo da để tiêm.



Bệnh nhân nên dự trữ thêm 1 lọ insulin để có sẵn trong trường hợp khẩn cấp và những ngày ốm mệt (cho dù không tiêm insulin hàng ngày). Kiểm tra hạn dùng trên lọ insulin để không tiêm insulin đã hết hạn sử dụng.

Insulin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C, ở nhiệt độ này thì dù insulin đã bị mở cũng sử dụng được trong vòng 90 ngày, trong khi ở nhiệt độ thường (15-20 độ C) chỉ dùng được trong vòng 1 tháng. Nếu để ở nhiệt độ trên 30 độ C insulin bị giảm hiệu quả điều trị. Trong quá trình bảo quản không để lọ insulin ở nhiệt độ đóng băng. Phải vứt bỏ lọ insulin nếu thấy trong đó có các hạt không trộn được.

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X