Hotline 24/7
08983-08983

Cách sơ cứu ban đầu khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ?

Kính thưa bác sĩ. Để tầm soát bệnh đột quỵ não, định kỳ bao lâu nên chụp CT scan, MRI não và các xét nghiệm khác 1 lần. Chụp thường xuyên như vậy có hại cho sức khỏe không ạ?

Khi thấy có các dấu hiệu đột quỵ não, do nhà xa hoặc chờ xe cấp cứu đến sợ quá lâu ta có nên chủ động đến bệnh viện liền không? Việc tự di chuyển, đi lại như vậy có nguy hiểm gì không? (Trần Minh Chương, 32 tuổi, Quận 8, TPHCM)

Sơ cứu ban đầu bệnh nhân đột quỵ

Chào bạn Chương,

Chụp CT và MRI là những kỹ thuật chẩn đoán bệnh hiện đại (high tech) cho phép thầy thuốc nhìn thấy những tổn thương bệnh lý nhỏ nhất ở cơ quan bị bệnh. Đây là những kỹ thuật chụp có chỉ định rõ ràng và việc lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe, hơn nữa có thể gây lãng phí về kinh tế không cần thiết.

Việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng, quyết định kết quả điều trị cũng như khả năng phục hồi sau đột quỵ. Vì vậy, khi có triệu chứng khởi đầu của đột quỵ xảy ra thì người nhà nên nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, đầu cao khoảng 30⁰ hoặc tư thé đầu nghiêng bên nếu bệnh nhân có buồn nôn và nôn để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết ra từ miệng hít vào phổi. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì hoặc uống bất kỳ một loại thuốc nào khi nghi ngờ đột quỵ não. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa vì thời gian di chuyển kéo dài càng làm cho tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X