Hotline 24/7
08983-08983

Cách sinh hoạt để phòng tránh bệnh trĩ ở người cao tuổi

Cùng với quá trình thoái hóa chung của cơ thể, chức năng bài tiết và hấp thu của ruột yếu đi, gây áp lực lên đại tràng và hậu môn, khiến người có tuổi và cao tuổi dễ mắc bệnh trĩ.

Ai cũng có thể mắc bệnh trĩ, đặc biệt là người có tuổi và cao tuổi. Khi cơ thể lão hóa, cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa cũng dần suy giảm. Chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu đi, dễ phát sinh tình trạng rối loạn đại tiện; trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu. Điều đó làm cho người già rất dễ mắc bệnh trĩ.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh người cao tuổi thường gặp và được chia làm ba loại là: Trĩ nội, Trĩ ngoại và Trĩ hỗn hợp.

Bệnh có hai triệu chứng thường gặp đó là đại tiện ra máu tươi và sa búi trĩ.

Biểu hiện thường gặp ban đầu của bệnh là đi cầu thấy xuất hiện máu dính ở giấy vệ sinh, sau phân hoặc nếu nặng hơn có thể chảy thành tia.

Sau đó sẽ xuất hiện búi trĩ: Khi đi vệ sinh sẽ thấy búi trĩ nhỏ sa ra ngoài, ban đầu có thể tự co lên, nhưng càng về sau búi trĩ càng to hơn và sa nhiều hơn ra ngoài, đến một lúc nào đó phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào và nặng hơn nữa là búi trĩ nằm thường trực ngoài hậu môn, gây khó chịu cũng như khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, ngoài 2 triệu chứng chính trên, người bệnh có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, táo bón, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như viêm, tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn…

Đặc điểm thường thấy của bệnh trĩ ở người cao tuổi là rất ít trĩ đơn thuần mà đa số là trĩ hỗn hợp; búi trĩ dễ bị sa xuống, xuất huyết và xơ hóa; việc trị liệu thường khó khăn vì sức đề kháng kém do mắc nhiều bệnh mạn tính. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc phòng ngừa bệnh trĩ ở người già là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh trĩ ở người cao tuổi.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống và sinh hoạt rất cần thiết trong việc phòng và điều trị ở người cao tuổi. Trước hết, phải sinh hoạt điều độ và đúng giờ, Trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi không nên ăn quá no và không để quá đói. Điều này giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động được bình thường, đúng quy luật và có hiệu quả, đặc biệt đối với người già.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt rất cần thiết trong việc phòng và điều trị ở người cao tuổi.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt rất cần thiết trong việc phòng và điều trị ở người cao tuổi.

Thức ăn cần đảm bảo đủ về lượng, tốt về chất nhưng phải dễ tiêu và có chất xơ. Người cao tuổi cần chú ý uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi, đặc biệt là các thực phẩm có tính nhu nhuận, ôn ấm như vừng, đậu đen, đậu tương, mộc nhĩ…

Điều quan trọng là giữ gìn vệ sinh ăn uống, đặc biệt là vào mùa hè, để phòng tránh các bệnh lý dễ tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ như kiết lỵ, viêm ruột do nấm hoặc vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa… Không nên ăn quá nhiều thức ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, rượu mạnh… dễ gây táo bón hoặc các thức ăn tính quá lạnh như cua, ốc, thịt trâu, dưa hấu… dễ gây đi lỏng.

Chế độ sinh hoạt

Người có tuổi và cao tuổi cần tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Người trung niên cũng nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần và đặc biệt chú ý vệ sinh tầng sinh môn, nhất là sau khi đại tiện. Mỗi ngày, người lớn tuổi nên ngâm nước ấm vùng hậu môn chừng 15-20 phút. Không hút thuốc lá và uống rượu.

Theo Sức khỏe người cao tuổi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X