Hotline 24/7
08983-08983

Cách phòng trị say nắng do nắng nóng đơn giản, hiệu quả

Thời tiết nắng nóng dễ làm cơ thể chúng ta mất nước, dẫn đến say nắng. Biết áp dụng những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phòng trị say nắng hiệu quả.

Say nắng là gì?

Say nắng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.

Cách phòng trị say nắng do nắng nóng đơn giản, hiệu quả.Cách phòng trị say nắng do nắng nóng đơn giản, hiệu quả

Những biểu hiện khi bị say nắng

Khi bị say nắng, người bệnh sẽ bị tăng thân nhiệt. Các biểu hiện của say nắng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian.

Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Cách phòng ngừa say nắng

Vào những ngày trời nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali như rau má, cà chua, rau đay, mồng tơi..., mặc quần áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi.

Không nên ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng. Nếu bạn phải đi bộ ngoài nắng nóng, nhớ phải đội nón, mũ.

Trẻ em, người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượu bia không phơi nắng, nóng lâu.

Ngoài ra, việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.

Cách điều trị say nắng đơn giản, hiệu quả

Trước một trường hợp say nắng, cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế.

Việc chữa trị nhằm hạ nhanh thân nhiệt và kiểm soát các tác động thứ phát. Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo và phun hoặc lau nước mát khắp người, sử dụng quạt tốc độ lớn. Bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt.

Các biện pháp khác gồm: sử dụng khăn ướt lạnh, đắp nách, bẹn, khuỷu, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay và nước mát, cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối. Nếu sau 1 giờ, thân nhiệt xuống tới 39oC là đạt hiệu quả, sau đó tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ tại cơ sở y tế để được khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

Nếu nạn nhân hôn mê, không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X