Hotline 24/7
08983-08983

Cách phòng ngừa và xử lý chuột rút khi đi bơi

Chuột rút khi đang bơi là hiện tượng xảy ra thường xuyên, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và xử trí khi bị chuột rút.

Chứng chuột rút là gì?

Chứng chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.

Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chứng chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.

Cách phòng tránh chuột rút khi đi bơi

Để phòng tránh chuột rút khi đi bơi hay tắm biển, trước khi xuống bể bơi bạn nên tiến hành các bài tập khởi động, kéo căng các cơ xương khớp trong cơ thể.

Các chuyên gia khuyên người đi bơi nên khởi động ít nhất 10 - 15 phút trước khi xuống bơi. Ngoài ra cũng nên áp dụng một số bài tập vận động tay chân cổ trước 10 - 15 phút trước khi xuống bơi để làm ấm cơ thể, phòng ngừa tình trang mệt mỏi.

Các nguy cơ hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết dẫn đến "chuột rút" thường xảy ra với những bạn ở trong nước lâu, hay xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối, hay bỏ bữa trước đó.

Tuy nhiên cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng cả công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ oxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể. Muốn phòng ngừa "chuột rút", tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi (khởi động, xuống nước, lên bờ) đều phải được thực hiện một cách khoa học.

Cách phòng ngừa và xử lý chuột rút khi đi bơiCách phòng ngừa và xử lý chuột rút khi đi bơi

Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3 - 5 phút rồi lên bờ. Trường hợp cảm thấy rét lạnh thì phải lên bờ ngay, tìm nơi kín gió hoặc có lửa để sưởi ấm; có thể uống một ít nước trà đường nóng.

Cách đối phó khi bị chuột rút

Đang vận động bất ngờ bị chứng chuột rút sẽ rất đau bắp thịt, khiến phải dừng lại ngay không cử động được nữa.Bất cứ ở chỗ nông hay sâu, việc đầu tiên là phải báo cho người xung quanh biết nếu có thể.

Khi ở chỗ sâu, nếu cơ bụng bị chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh (có thể bấm cả các huyệt bên chi đối xứng) và xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút rồi nhờ người xung quanh hoặc bộ phận cứu hộ giúp đưa lên bờ. Trường hợp quá xa nơi cứu hộ hoặc có một mình thì khi thấy đỡ nhờ tự xử trí như trên, phải nhẹ nhàng bơi vào bờ.

Khi bị chứng chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chứng chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh... Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.

Chuột rút do thiếu ôxy có thể được chữa bằng việc hít thở sâu, và làm giãn cơ. Chuột rút do thiếu nước và muối ăn có thể chữa bằng việc giãn cơ, uống thêm nước và ăn thêm muối.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X