Hotline 24/7
08983-08983

Cách nhận biết và sơ cứu khi trẻ bị say nắng?

Câu hỏi

Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết và sơ cứu khi trẻ bị say nắng? Còn nếu đưa bé đến các địa điểm ở ngoài trời, đông người, cha mẹ cần lưu ý gì ạ?

Trả lời
Trẻ bị say nắng. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn,
Cách nhận biết trẻ bị say nắng:

- Trẻ bị say nắng thường sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, mắt lờ đờ, mặt đỏ gay, cơ thể nóng ran, sốt cao trên 40 độ C, không ra mồ hôi, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể nhức đầu do nhịp tim đập nhanh, khó thở, động tác chậm chạp, thiếu chính xác…

- Trường hợp nặng, ngoài các triệu chứng trên, trẻ có thể bị chuột rút khiến cơ thể co cứng, cơ bắp đau nhưng sau đó mềm nhũn, đau bụng, nôn mửa, mê man, mất ý thức. Thậm chí, trẻ có thể co giật, động kinh, không hiểu những gì người khác đang nói hoặc ngừng thở... Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không cấp cứu nhanh sẽ dễ tử vong.

Sơ cứu khi trẻ bị say nắng:

- Lập tức đưa trẻ vào nơi mát mẻ, thoáng khí. Mở cúc áo, cúc quần hoặc quần dài để hạ nhiệt. Giải tán những người xung quanh, đồng thời quạt nhẹ cho trẻ, không quạt thẳng vào mặt.

- Sử dụng khăn sạch thấm nước mát lau khắp cơ thể. Chườm khăn ở trán, ngực, nách, cánh tay, đùi để lỗ chân lông của trẻ thông thoáng, nhiệt lượng thoát ra ngoài.

- Trong trường hợp hôn mê, nhúng người vào nước lạnh có thể cứu sống trẻ. Khi đã đỡ các triệu chứng nguy hiểm, bù nước và các chất điện giải bằng cách cho trẻ uống nước pha muối (4-5g muối ăn trong một lít nước), nước ép trái cây hoặc dung dịch oresol cho đến khi hết khát.

Tuy nhiên, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì khi chưa tỉnh, đợi sau khi tỉnh hẳn mới cho ăn, uống để bổ sung lượng nước và muối bị mất đi. Cần cho trẻ uống từ từ, từng chút một để tránh tình trạng nôn, mỗi lần uống không quá 300ml.

Sau khi được sơ cứu kịp thời, những biện pháp kể trên vẫn cần tiếp tục thực hiện trong xe cấp cứu trên đường đến bệnh viện, vì chúng rất hữu ích cho việc xử trí say nắng tiếp nối.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Vào mùa hè, các hoạt động ngoài trời rất thu hút trẻ. Thời tiết nắng nóng dễ khiến trẻ bị say nắng, say nóng, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nếu trẻ bị say nắng hoặc say nóng không được phát hiện xử trí kịp thời, có thể gây rối loạn điều nhiệt, tăng thân nhiệt, mất nước, đau đầu, thậm chí tổn thương thần kinh. Để phòng tránh, cha mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ đi ra bên ngoài trong các thời điểm nắng nóng, tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng.

Khi trẻ có các biểu hiện như mệt mỏi, lơ mơ, kích thích, khó chịu, ra nhiều mồ hôi trong các thời điểm tiếp xúc với nắng nóng, môi trường không thông thoáng, quần áo bí bách, cha mẹ có thể nghĩ tới trường hợp bị say nắng, say nóng.

Lúc đó, gia đình cần đưa trẻ sang môi trường thoáng mát, để thân nhiệt của trẻ được điều hòa tốt hơn. Có thể chườm mát bằng khăn ướt, nước đá, hoặc sử dụng điều hòa nhiệt độ. Đồng thời, cung cấp cho trẻ nước, điện giải kịp thời giúp trẻ phục hồi nhanh. Nếu trẻ mệt mỏi, kích thích không đáp ứng, gia đình phải đưa đến cơ sở y tế sớm.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X