Hotline 24/7
08983-08983

Cách nhận biết bé đã ăn no hay chưa

Cho đến khi bé yêu biết nói, thật khó cho mẹ để đoán bé đã no chưa chỉ qua nụ cười hay tiếng khóc của bé. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp mẹ hiểu hơn về các biểu hiện của bé.

Dù bạn đang cho con bú, uống sữa bình hay ăn dặm thì một điều luôn cần đặc biệt nhấn mạnh chính là liệu bé đã nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày chưa. Mẹ cần phải vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa việc khuyến khích trẻ ăn và việc bắt ép trẻ ăn dù chúng đã no. Đây cũng không phải là một việc dễ dàng bởi khi mà bé chưa biết nói và mọi biểu hiện của bé chỉ là ríu rít, cười và khóc. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì chỉ cần chịu khó quan sát những dấu hiệu sau đây, mẹ hoàn toàn có thể nhận ra được khi nào con đã ăn no.

1. Từ 0 đến 6 tháng tuổi

Bác sĩ nhi khoa Isip Cumpas cho biết: "Một em bé bú sữa mẹ cho thấy dấu hiệu đã no khi bé nhả vú của mẹ ra và tỏ ra thỏa mãn, có nghĩa là không quấy khóc nữa".

Bác sĩ cũng nói thêm rằng: "Mẹ cũng nên quan sát xem liệu bé có đang bú một cách hiệu quả không? Tiếng nuốt nghe thấy được, miệng bé mở rộng, hàm và thái dương đều chuyển động để đảm bảo rằng có đủ sữa được chuyển đến bé cho đến khi bé no".

Đối với trẻ bú bình, dấu hiệu cũng khá tương tự: bé ngưng bú, khép miệng và muốn ngủ.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

2. Từ 6 tháng đến 1 tuổi

Bác sĩ Isip chia sẻ "Một đứa trẻ ăn dặm no khi bé không muốn mở miệng để ăn nữa hoặc cho thấy dấu hiệu chán thức ăn. Hãy rèn luyện tính kiên nhẫn khi bé nhà bạn chỉ vừa mới tập ăn những bữa ăn dặm đầu tiên vì con cần nhiều thời gian để làm quen và hứng thú với loại đồ ăn mới. Các bé cũng nên được đóng vai trò chủ động khi ăn như được cho phép chạm vào đồ ăn và bày bừa".

Bạn cần phải tìm được sự cân bằng giữa đưa thức ăn cho con và đảm bảo rằng con nhận được đủ chất dinh dưỡng để lớn và phát triển. Đây là một vài những bí quyết mà bạn có thể ghi nhớ:

Nhận diện được những dấu hiệu bé đã no


Nếu bé nhà bạn bú bình có dấu hiệu no thì đừng nên cố bắt bé uống thêm chỉ vì vẫn còn sữa trong bình. Sữa mẹ cũng nên được trữ trong những túi nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh để tránh tình trạng lãng phí sữa.

Đảm bảo rằng con đã sẵn sàng ăn dặm trước khi bắt đầu tập ăn dặm cho con


Trước khi tập ăn dặm cho con hãy để ý những dấu hiệu cho thấy là con đã sẵn sàng. Bé nhà bạn phải tự biết kiểm soát đầu và tự ngồi một mình được và hứng thú với việc ăn thức ăn chứ không phải uống sữa nữa. Bạn có thể quan sát thấy con nhìn bạn lúc ăn và thỉnh thoảng còn với đòi được ăn thử.

Nếu trẻ nhả thức ăn ra trong những lần đầu ăn dặm thì đó cũng là chuyện bình thường bởi chúng vẫn đang làm quen với kết cấu thức ăn mới trong miệng. Hãy cho con thời gian thích ứng với những mùi vị mới bởi có thể là con sẽ không thể ngay lập tức thích được với tất cả những thức ăn mới.

Bắt đầu chậm thôi và với số lượng ít trước


Tập cho con ăn dặm một cách chậm rãi thôi. Khi nào con đã ăn no thì mẹ nên dừng lại, lmới bắt đầu thì bạn có thể chỉ nên cho con ăn một hoặc hai thìa thức ăn dặm một ngày trong khoảng một tuần, và tăng dần số lượng và tần suất lên khi bạn thấy phù hợp dựa trên sự thích thú và tình trạng của con.

Nguồn: Smartparenting

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X