Hotline 24/7
08983-08983

Cách nào hồi phục khả năng hô hấp sau thời gian dài hút thuốc?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu xin phép được hỏi và nhờ sự tư vấn của BS về 1 số vấn đề về sức khỏe như sau: - Tình trạng bản thân: mới hút thuốc lá khoảng 1 năm, tần suất 1 ngày 5-6 điếu/1bao, công việc văn phòng rất hiếm khi vận động cơ thể, có sử dụng multi vitamin Centrum Adults của nước ngoài (mục đích: tăng cường khả năng chống oxy hóa, bù lại selen và 1 số chất khác do thiếu hụt vì hút thuốc) - Tình trạng hiện nay : 1. Trước khi hút thuốc cháu có xquang phổi thẳng thì phổi rất tốt nhưng vẫn thường hay ho khan lúc ho nhiều lúc ho ít không đờm, không đau tức ngực 2. Sau khi đã lỡ hút thuốc lá tình trạng ho khan tăng lên với tần suất cao hơn đôi chút đi kèm với biểu hiện nhiều lúc đau vùng xương ức trước ngực và song song với phần xương ức nhưng ở phía sau lưng khi dang tay, cảm giác ngửi mùi cảm thấy bị giảm rõ rệt 3. Sự tập trung, khả năng ghi nhớ giảm đi rõ rệt, sức bền và thể lực giảm Cháu muốn được BS tư vấn những phương pháp thuốc trị liệu để khắc phục những biểu hiện lâm sàng bệnh trên bao gồm: khôi phục lại khả năng hô hấp và hệ thần kinh bao gồm tránh ung thư phổi và vùng họng cổ. Đồng thời xin BS tư vấn giúp cháu nên mua khẩu trang nào để chống bụi, bụi hữu cơ, các vòng thơm benzene để hạn chế tối đa khi trong quá trình phục hồi phổi với tình trạng khẩu trang giả tràn lan hiện nay (cháu đang cố gắng cai thuốc dần). Cháu xin cảm ơn BS đã xem và tư vấn giúp cháu! (Phạm M.T. - pham…@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Hút thuốc lá không chỉ gây hại đến chức năng hô hấp, bao gồm tổn hại đường hô hấp dưới, làm xơ hóa phổi, phế quản, giảm tống xuất các hạt và bụi độc còn làm cho niêm mạc đường thở dễ bị kích ứng gây ra các triệu chứng ho và tăng tiết đàm.

Người hút thuốc lá cũng có tỷ lệ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên (bệnh lý tai mũi họng) nhiều hơn, cũng là một trong những nguyên nhân làm ho tăng. Với biểu hiện ho nhiều và đau ngực, bạn cần ngưng thuốc lá càng sớm càng tốt và đến phòng khám hô hấp để được thăm khám và chỉ định chụp lại X quang phổi tìm nguyên nhân và chữa trị.

Benzene là một chất hữu cơ có thể gây độc cho cơ thể. Benzene có mặt trong các vật dụng có keo dán, sơn, vécni, các vật bằng cao su, nhựa, plastic... và đa số các trường hợp nhiễm benzene là từ khói thuốc lá. Một số loại mặt nạ phòng độc chứa than hoạt được xem là có khả năng làm giảm mức độ độc hại của benzene, nhưng khá bất tiện trong sử dụng và chỉ thích hợp cho quá trình lao động với thời gian giới hạn.

Trong khi đó, không khi ở các thành phố lớn, đặc biệt là TPHCM, từ lâu đã được báo động về tình trạng ô nhiễm benzene vượt ngưỡng cho phép - và không ai có thể mang mặt nạ phòng độc suốt cả ngày. Do đó, vấn đề môi trường hiện nay vẫn là điều cần được chú ý trước tiên, chỉ có thể thay đổi khi mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn môi trường.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X