Hotline 24/7
08983-08983

Cách điều trị và phòng tránh bệnh cúm mùa

Câu hỏi

Làm sao để biết có bị bệnh cúm mùa hay không? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào thưa BS?

Trả lời
BS.CK2 Nguyễn Bạch Huệ
BS.CK2 Nguyễn Bạch Huệ

Chào bạn,

Bệnh cúm mùa thường lành tính nhưng có thể đe dọa đến tính mạng nếu để bệnh diễn tiến nặng dẫn đến biến chứng. Vì vậy, người bệnh cần nhận biết đúng về bệnh để phòng tránh kịp thời.

Cúm là bệnh lây truyền dễ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh lây lan dễ dàng qua ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp. Hàng năm, từ tháng bảy trở đi là thời điểm bệnh Cúm phát hiện nhiều nhất nên được gọi là cúm mùa. Thông thường, dấu hiệu nhận biết là sốt cao, nhức đầu, nhức mình, chảy mũi, đau họng, mệt mỏi và ho. Riêng đối với trẻ em, bạn có thể nhận biết triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy. Đối với trẻ em hoặc người già hơn 65 tuổi sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng hơn. Ngoài ra, người có bệnh tim, phổi, bệnh mãn tính thận, tiểu đường, bệnh suy giảm miễn dịch… sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng đe dọa tử vong. Vì vậy để tránh biến chứng, cần lưu ý:

Đối với em bé: để bé nghỉ ngơi, cho uống nhiều nước và theo dõi nhiệt độ. Nếu sốt cao trên 38 độ cần cho bé hạ nhiệt bằng việc uống thuốc hạ sốt, làm mát để tránh sốt cao dẫn đến dễ bị co giật. Ngoài ra, với những bé bị ho cần sử dụng thuốc ho thông thường từ thảo dược.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý dấu hiệu nặng để tránh biến chứng ở trẻ em. Dấu hiệu chuyển nặng là thở nhanh, khó thở, môi hoặc tai tím tái, tức ngực đau ngực, diễn tiến bệnh không giảm mà càng lúc càng tăng. Lúc này cần đến ngay bệnh viện để BS kiểm tra.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông - xuân.

Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng. Sau đó, nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên. Thuốc kháng virus được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định, ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.

Bên cạnh việc phát hiện bệnh để có kế hoạch điều trị thì công tác phòng bệnh chung cũng cần được quan tâm như: Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm; tăng cường rửa tay; vệ sinh hô hấp khi ho khạc; tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Để phòng lây truyền từ người bệnh, cần cách ly người bệnh ở buồng riêng; người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị; thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh. Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh.

Với các nhân viên y tế: Cần rửa tay thường quy trước và sau khi thăm, khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh; phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng, mặt nạ che mặt… phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, cần danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.


BS.CK2 Nguyễn Bạch Huệ
Trưởng Khoa Nhi, BV Quốc tế City

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X