Hotline 24/7
08983-08983

Cách chọn bình sữa an toàn cho bé?

Bộ Y tế đã cảnh báo về bình sữa có chứa chất BPA, mới đây cơ quan này ra thông báo không sử dụng bình sữa sản xuất từ nhựa trong.

Khách mua còn thông thạo hơn người bán
 
Tại cửa hàng Thiên đường của bé (Thái Hà, Hà Nội), siêu thị Big C, siêu thị Fivimart (chi nhánh Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy), Shop Hồng Minh (Thành Công)... những ngày này rất đông các ông bố, bà mẹ đến mua bình sữa mới cho con.
 
Nên chọn bình sữa có đầy đủ phần phụ tiếng Việt, các ký hiệu an toàn,
xuất xứa rõ ràng... - Ảnh minh họa: Internet

Chị Nguyễn Thúy Hằng (Láng Hạ, Đống Đa, HN) cho biết, dịp trước tết, khi có thông tin cảnh báo về loại bình sữa chứa chất BPA, mình đã đi đổi bình mới cho con rồi. Lần này lại có cảnh báo về loại bình sản xuất từ nhựa trong, nên hôm nay mình đổi sang bình thủy tinh cho lành”.

Nhân viên bán hàng của shop “Thiên đường của bé” cho biết, nhiều khách nắm rõ thông tin về các loại bình hơn cả người bán. Như sáng nay có mấy nhóm khách vào mua cùng lúc thì họ tư vấn lẫn nhau.

Các loại bình thủy tinh của Mỹ, Anh bán chạy nhất, sau đó đến bình nhựa đục, các loại bình nhựa trong tuy đảm bảo an toàn, nhưng vẫn bán chậm như Offre speclale. Ngoài ra còn có loại bình sữa Sim Plisse (Mỹ) ghi chú dòng chữ: “loại bỏ tạp chất gây ra chuyển đổi giới tính”. Còn lại hầu hết các bình sữa bằng nhựa khác dùng cho trẻ được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không được ghi chú rõ ràng.

Như vậy loại bình “trôi nổi”, không rõ nguồn gốc đã vắng bóng, thay vào đó là các nhãn hàng có tên tuổi rõ ràng. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng có đầy đủ nhãn phụ tiếng Việt, một số loại không có dòng chữ “Không có chất Bisphenol A”.

Loại bình nào an toàn cho trẻ?
 
 
Thị trường vắng bóng các loại bình trôi nổi, thay vào đó là loại bình có xuất xứ rõ ràng - Ảnh minh họa: T.H

Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định các loại bình nhựa được dùng cho trẻ em được bày bán rộng rãi chủ yếu là hàng nhập khẩu, được kiểm soát rất chặt chẽ và đạt tiêu chuẩn cho phép. Nhưng cũng không loại trừ một số loại bình nhãn mác không rõ ràng.

Theo đó, GS. Nguyễn Công Khẩn khuyến cáo, các bà mẹ không nên dùng hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không có nhãn phụ tiếng Việt và các ký hiệu an toàn cũng như nên dùng các loại bình có tên tuổi uy tín, bình thủy tinh.

Còn theo TS. Lê Thị Hồng Hảo, Trung tâm Kiểm nghiệm ATVSTP Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, người dân nên hạn chế dùng đồ (như hộp nhựa, cốc nhựa, thìa nhựa, bát nhựa, bình sữa nhựa trong,…) làm từ polycarbonate (PC) mà nên chọn sử dụng loại nhựa polypropylene (PP).

Một vài đặc điểm giúp phân biệt giữa nhựa PP và nhựa PC: Nhựa polycarbonate cứng, nhìn trong suốt (do có chất BPA). Nếu dưới đáy bình có biểu tượng   thì sản phẩm đó làm bằng nhựa polycarbonate (PC).

Các sản phẩm làm bằng nhựa polypropylene (PP) nhìn sẽ đục hơn và mềm hơn là nhựa polycarbonate. Bình sữa và các sản phẩm được làm từ nhựa polypropylene sẽ có chữ PP hoặc biểu tượng hình tam giác  dưới đáy bình.

Theo Thu Hà - Dân trí

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X