Hotline 24/7
08983-08983

Cách chăm sóc mắt cho trẻ cận thị

Trẻ cận thị có thể do sinh thiếu tháng, ngủ ít, di truyền hoặc nhìn quá gần. Cách khắc phụ hiệu quả nhất là điều chỉnh tư thế ngồi, thư giãn, mát-xa mắt, bổ sung các vitamin A, E, C.


Ởlứa tuổi học sinh, mắt phải làm việc liên tục để đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí. Tuy nhiên, trẻ thường chủ quan hoặc thiếu kiến thức trong việc chăm sóc, khiến mắt mắc các tật khúc xạ cận thị.

Theo các chuyên gia, cận thị học đường do nhiều nguyên nhân. Trẻ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi nếu thiếu ngủ hoặc ít ngủ dễ bị cận thị. Trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận khi học vỡ lòng.

Cận thị cũng có tính di truyền, nếu bố mẹ cận thị trên 6 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái là 100%. Ngoài ra, thói quen đọc sách hoặc xem tivi quá gần, duy trì khoảng cách từ mắt tới tivi dưới 3m trên 2 tiếng cũng làm suy giảm thị lực, khiến mắt phải điều tiết nhiều.

Ảnh minh họa: Internet
Trẻ cận trị nên được phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh che giấu khiến bệnh trầm trọng hơn. Phụ huynh có thể nhận biết dấu hiệu cận thị nếu thấy trẻ thường xuyên đặt sách gần mắt, bỏ sót câu chữ khi đọc sách; nhức đầu hoặc mỏi mắt sau khi đọc sách trong thời gian dài; chép bài của bạn bên cạnh; ngồi gần tivi hoặc bảng mới nhìn rõ; nheo mắt khi nhìn lên bảng hay xem tivi; nhìn xa thấy mờ; nhìn kém vào buổi tối...

Ngoài ra, kết quả học tập giảm sút; trẻ liên tục chớp mắt hoặc dụi mắt; nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia... cũng có thể là biểu hiện của cận thị. Cách hiệu quả để ngăn ngừa hoặc giảm sự tiến triển của cận thị là xây dựng thói quen chăm sóc mắt tốt.

- Thư giãn mắt: Khi mắt tập trung làm việc khoảng 20 phút, nên đưa mắt nhìn xa 1-2 phút hoặc nhắm lại 30-60 giây. Giữa các tiết học, học sinh nên ra sân vui chơi và tập thể dục, tránh đọc truyện và chơi game trong giờ giải lao.

- Bố trí ánh sáng hợp lý: Phòng học nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên hoặc hệ thống đèn chiếu sáng nhiều góc độ.

- Điều chỉnh tư thế học: Khi học, nên ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách từ sách tới mắt là 25-40cm.

- Chế độ dinh dưỡng: Bữa ăn hàng ngày của trẻ nên được bổ sung vitamin A, E, C và khoáng chất có trong nhiều loại rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, trứng... Đây là các dưỡng chất giúp duy trì môi trường trong suốt của mắt, hỗ trợ tăng khả năng điều tiết, chống thoái hoá võng mạc.

- Tăng cường vận động: Ngoài các bài tập nhìn xa cho mắt, các hoạt động thể thao ngoài trời cũng giúp mắt khỏe mạnh và linh hoạt.

- Khám mắt định kỳ: Trẻ nên được thăm khám bác sĩ nhãn khoa hàng năm để xác định tật khúc xạ và nhận tư vấn khi gặp các vấn đề về mắt.

Theo An San - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X