Hotline 24/7
08983-08983

Các thuốc thường dùng trong nha khoa

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Thuốc gây tê tại chỗ

Các thủ thuật can thiệp răng miệng cần phải có thuốc gây tê tại chỗ. Vì miệng có chứa nhiều đầu mút thần kinh cảm giác. Mặt khác, miệng lại là nơi có nhiều niêm mạc nên vô cùng nhạy cảm. Vì thế, mọi can thiệp vào răng miệng đều cần tới thuốc gây tê như nhổ răng, lấy tủy, triệt tủy.

Các thuốc gây tê tại chỗ thường dùng như novocain, lidocain, xylocain, procain, benzocain trong đó xylocain gây tê rất mạnh. Thuốc có thể được dùng dưới dạng dung dịch tiêm hoặc dung dịch nước súc miệng.

Các thuốc thường dùng trong nha khoa
Không tự ý dùng thuốc điều trị các bệnh răng miệng

Thuốc giảm đau, chống viêm

Các bệnh răng miệng ít khi gây ra đau nhức, ngoại trừ sâu răng. Nhưng một khi đã đau thì rất khó chịu, có khi người bệnh phát sốt vì đau răng và các thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng trong các trường hợp này hoặc sau khi thực hiện thủ thuật.

Các thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol, aspirin, ibuprofen. Đôi khi cần sử dụng tới thuốc chống viêm loại mạnh là corticoid.

Dùng các thuốc này có chung một lưu ý là cần phải dùng kéo dài chừng 5 ngày để giảm đau. Cần phải lưu ý dùng ngay sau bữa ăn thì sẽ tránh được tác dụng phụ kích ứng trên dạ dày. Với một số người bệnh có tiền sử viêm dạ dày hoặc bệnh dạ dày thực quản thì nên dùng thêm một số loại thuốc giảm tiết dịch dạ dày khác như cimetidin hoặc omeprazol. Cần hết sức lưu ý không sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Thuốc diệt khuẩn

Bệnh viêm nhiễm ở răng miệng đa phần là do vi khuẩn gram âm gây ra. Chúng gây ra các nhiễm trùng như viêm nha chu, viêm quanh răng, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng, hôi miệng. Trong những trường hợp này cần phải dùng tới các thuốc kháng sinh mới điều trị khỏi viêm nhiễm hoặc ổn định viêm trước khi can thiệp thủ thuật.

Hiện nay, các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gram âm là các kháng sinh dòng penicillin như amoxillin, phenoxymethylpenicillin. Ngoài ra, có thể chọn kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ 3 điều trị như cefixim. Kháng sinh dòng này có phổ tác dụng tốt với vi khuẩn gram âm.

Nếu trong trường hợp các kháng sinh trên không có, hoặc người bệnh bị dị ứng, không dung nạp, phản ứng phụ nặng hoặc điều trị không đáp ứng, bạn cần phải thay thế thuốc kháng sinh. Dòng kháng sinh thay thế là clindamycin, clarithromycin.

Bạn cần lưu ý, các kháng sinh trên có thể gây ra phản ứng mặc dù dùng đường uống. Một số kháng sinh gây mệt mỏi rõ, gây trạng thái đầy hơi, khó chịu. Do vậy, người bệnh không nên sử dụng đồng thời các thực phẩm lạ trong thời gian điều trị nhằm loại trừ phản ứng dị ứng phát sinh. Các thực phẩm sinh hơi cũng nên hạn chế nhằm loại bỏ phản ứng đầy bụng do thuốc gây ra.

Thuốc diệt vi-rút và chống nấm

Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị nhiễm vi-rút hoặc nhiễm nấm ở khoang miệng, bạn cần tới hai thuốc này để khống chế. Các thuốc chống vi-rút có thể dùng là acyclovir, penciclovir. Acyclovir dùng trong trường hợp là nhiễm vi rút herpes rất đặc hiệu. Ngoài hai thuốc trên, có thể sử dụng thêm nước súc miệng để chống bội nhiễm như dung dịch chlorhexidin 0,2% hoặc hydrogen peroxid 6%. Các thuốc chống nấm có thể dùng là fluconazol, nystatin. Liệu trình điều trị nhiễm nấm vùng miệng thường là dùng 1 viên duy nhất trong 1 ngày và kéo dài 7 ngày liên tục.

Thuốc chống khô miệng

Đôi khi, một số người bệnh lại than phiền với bạn họ bị khô miệng một cách rất bất thường trong khi không có các vấn đề về bệnh lý cũng như dùng thuốc… Sự khô miệng ở đây là do giảm tiết nước bọt quá mức. Để khắc phục, bạn cần sử dụng thuốc kích thích tiết nước bọt như pilocarpin. Thuốc có tác dụng kích thích vào tuyến nước bọt gây tăng tiết, kích thích vào cơ trơn thành ống tuyến co bóp để đẩy nước bọt vào miệng.

AloBacsi.vn
Theo BS. Yên Lâm Phúc - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

090957****

Ngã xe đập cằm xuống đường, sau 3 tuần sờ thấy cục cứng có tự hết được không?

Nếu em không làm gì hết thì theo thời gian mô chai có thể tự tiêu dần, nhưng khá lâu, cũng có vài trường hợp không tiêu.

Xem toàn bộ

039295****

Ngủ dậy mắt 1 mí thành 2 mí, có đáng lo?

Việc tự nhiên mắt 1 mí chuyển sang 2 mí ít khi là do nguyên nhân bệnh lý, mà chỉ do sức cơ nâng mi bên đó mạnh hơn…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X