Hotline 24/7
08983-08983

Các phương pháp điều trị hoại tử chỏm xương đùi?

Em bị hoại tử chỏm xương đùi độ 2, bác cho em hỏi bệnh hoại tử chỏm xương đùi có điều trị được không? Thay chỏm xương đùi khoảng bao nhiêu thưa bác sĩ? (ZL Nguyen Long)

[DAP]Bạn thân mến,

Chỏm xương đùi là thành phần cấu tạo lên khớp háng, chỏm xương đùi hình dạng 2⁄3 khối cầu có hướng lên trên và vào trong. Hoại tử chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử vô mạch chỏm xương đùi nguyên nhân do thiếu máu nuôi dưỡng. Dẫn tới tình trạng xương hoại tử tổ chức xương và sụn, lúc đầu vùng chỏm xương thưa dần, hình thành các ổ khuyết xương về sau dẫn tới gãy xương dưới sụn và cuối cùng gây ra xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng dẫn đến tàn phế. Bệnh hoại tử chỏm xương đùi không do căn nguyên vi khuẩn nên còn có cách gọi khác là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

Các nguyên nhân gây bệnh:

  • Do chấn thương khớp háng trật khớp hay gãy cổ xương đùi
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân chủ yêu gây ra hoại tử chỏm xương đùi. Do sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá làm tổn thương gây viêm mạch mạn tính và làm tắc các mao mạch nuôi dưỡng chỏm xương đùi dẫn tới hoại tử chỏm
  • Bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ...
  • Lạm dụng các thuốc có chứa corticoid
  • Bệnh lý tăng đông và tắc mạch tự phát
  • Bệnh nghề nghiệp như công nhân làm thợ mỏ, thợ lặn

Các yếu tố liên quan khác bao gồm:

  • Tuổi tác bệnh có xu hướng tăng theo tuổi
  • Chủ yếu gặp ở nam giới
  • Mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, acid uric…

Các phương pháp điều trị hoại tử chỏm xương đùi không phẫu thuật như sử dụng thuốc, dùng nạng, nghỉ ngơi, hạn chế vận động, các bài tập vận động, kích thích điện để phát triển xương mới... có thể giúp giảm đau và làm chậm quá trình phát triển bệnh, nhưng lựa chọn cuối cùng vẫn là phẫu thuật. Bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi nếu đến khám ở giai đoạn sớm (trước khi chỏm xương đùi biến dạng) sẽ có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bảo tồn được chỏm xương đùi:

  • Điều trị bảo tồn: Kết quả thường rất kém. Người ta vẫn chưa hiểu được diễn tiến của bệnh nhưng thông thường sau 2 năm 85% chỏm sẽ bị lún.
  • Điều trị bằng thuốc: Các thuốc giãn mạch, chống hủy xương, chống rối loạn chuyển hoá lipid đã được sử dụng nhưng hiệu quả rất thấp.
  • Điều trị bằng kích thích điện: Kích thích điện làm tăng khả năng sinh xương và tân tạo mạch máu. Các nghiên cứu lâm sàng theo dõi hàng loạt ca cho kết quả khoảng hơn 80% duy trì được hình dạng chỏm. Tuy nhiên phương pháp này chưa phổ biến vì chưa xác định được liều và thời gian điều trị. Phương pháp này hay dùng chung với các phương pháp khác.
  • Điều trị phẫu thuật:
  1. Khoan giải áp chỏm xương đùi: lấy một phần lõi của xương, kích thích mọc xương lành và mạch máu mới.
  2. Ghép xương mác có cuống mạch.
  3. Tạo lại hình dạng của xương (đục xương sửa trục): lấy bỏ một mẩu xương hình nêm phía trên hay phía dưới nơi khớp xương chịu trọng lượng của cơ thể, giúp giảm gánh nặng cho xương bị tổn thương. Can thiệp này có thể giúp lùi lại việc thay khớp.
  4. Thay khớp háng nhân tạo: nếu chỏm xương đã bị xẹp thì phải mổ thay bằng các bộ phận chất tổng hợp hay kim loại. Đây là phương pháp cuối cùng giúp bệnh nhân có thể đi lại không đau. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian sống còn của khớp nhân tạo ngắn, người càng trẻ càng dễ bị hư khớp sớm. Phương pháp này chỉ nên áp dụng ở giai đoạn muộn khi mọi phương pháp khác đã thất bại.

Việc thay chỏm xương đùi như bạn chia sẻ có thể hiểu là phương pháp thay khớp háng nhân tạo như đã nêu trên. Chi phí này khác nhau ở mỗi cơ sở y tế, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại cơ sở y tế đang dự định điều trị để có quyết định phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như sản phẩm Viên khớp GHV Bone là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam với thành phần chính là Bột đạm thủy phân được chiết xuất từ các mô sụn sinh vật giúp tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả, có tác dụng rất hữu hiệu với tình trạng bệnh của bạn hiện tại.

Xem thêm:

Triệu chứng bệnh viêm khớp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bị đau đùi trên - nguyên nhân do đâu?[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X