Hotline 24/7
08983-08983

Các loại thuốc có hại cho tế bào máu

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Các thuốc gây hại

Các hoá trị liệu chống ung thư (cisplatin, doxorubincin, cyclophosphamit, vinblastin, vincristin, oxaliplatin, chlorpropamid).

Đây là những thuốc hàng đầu gây hại tế bào máu. Những thuốc này là những hoá chất cực độc có khả năng làm chết tế bào ung thư một cách vĩnh viễn.

Trước khi đến được với tế bào ung thư thì thuốc đã có thời gian dài tiếp xúc với các tế bào máu, đặc biệt là những tế bào hồng cầu và bạch cầu.

Do vậy mà chúng đã gây hại luôn cho cả những tế bào này. Các hoá trị liệu này gây hại tế bào máu theo hai cách: ức chế tổng hợp ADN và kích thích tạo ra tự kháng thể.

ADN là vật chất di truyền của tế bào có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động sống thống qua phương thức điều phối tổng hợp protein.

Các hoá chất chống ung thư làm giảm tổng hợp ADN do vậy sẽ làm giảm sinh tổng hợp protein cho tế bào. Điều này sẽ dẫn đến các tế bào máu bị chết “non”.

Cách thức gây bệnh thứ hai là tạo ra các tự kháng thể trong cơ thể. Tức là khi vào cơ thể (nhất là những chất có tính sinh miễn dịch cao), sẽ kích thích hệ miễn dịch sinh ra các kháng thể chống lại thuốc và chống lại luôn cả những cấu trúc cơ thể hữu cơ của mình mà tế bào máu là tế bào đầu tiên phải hứng chịu. Các tự kháng thể sẽ chống lại các tế bào máu và làm cho các tế bào máu bị diệt vong.

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Điển hình là methyldopa, đây là thuốc trị tăng huyết áp đầu tay cho những đối tượng có căng thẳng thần kinh hay những đối tượng là người cao tuổi. Nhưng nó cũng là một thuốc đầu bảng gây ra thiếu hụt tế bào máu ngoại vi.

Cơ chế gây ra rắc rối trên những tế bào máu là do chúng kích thích sinh ra các tự kháng thể chống lại chính những tế bào chủ.

Điều này càng dễ xảy ra khi người bệnh thuộc nhóm người dễ bị dị ứng, mắc các bệnh tự miễn hay là có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn.

Các thuốc chống viêm như mefenamat, ibuprofen, diclofenac, etodolac…

Các thuốc này làm gia tăng lượng kháng thể không cần thiết trong thời gian sử dụng. Hậu quả là làm gia tăng các phản ứng miễn dịch ngay trong máu.

Các tế bào máu - kháng thể - thuốc là ở ngay sát nhau trong lòng mạch máu nên những phản ứng miễn dịch quá mạnh và quá thừa sẽ làm cho các tế bào máu bị vỡ và bị huỷ hoại.

Những thuốc này càng dễ thể hiện tác hại khi người bệnh bị các rối loạn như màng hồng cầu kém bền vững bẩm sinh, có các bệnh tự miễn đi kèm.

Ngoài ra, các kháng sinh dòng họ beta lactam (penicillin, cefotetin, ceftriaxone, ceftizoxime) và các thuốc thuốc trị sốt rét (procainamide, quinidine, quinine) cũng là những thuốc có thể gây hại cho tế bào máu. 

Sự lạm dụng kháng sinh này ở những bệnh nhân gầy yếu, suy mòn, thiếu máu bệnh lý càng làm cho tình trạng thiếu máu trở nên nặng nề hơn.

Các thuốc trị sốt rét

Hiệu quả điều trị bệnh là điều không cần tranh luận  nhưng hậu quả thiếu máu thì cần được xem xét lại. Thuốc có thể gây ra các kích thích sinh kháng thể, thậm chí là tác động trực tiếp trên chuyển hoá dòng hồng cầu nên là thuốc tâm điểm gây ra tan máu ở những bệnh nhân bị bệnh này.

Một khía cạnh khác là ký sinh trùng sốt rét nằm trong hồng cầu nên những tác hại của thuốc lại như càng trở lên rõ ràng hơn.

Do đó mà trong chiến lược điều trị “bệnh rừng núi” này, chúng ta cần kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu. Khi số lượng hồng cầu đạt dưới mức cho phép, có thể phải dừng liệu pháp điều trị với các quinidin hay quinin.


Cảnh giác với các thuốc làm thiếu máu

Phòng tránh thế nào?

Đứng trước những nguy cơ không có gì phải bàn với các tế bào máu, chúng ta nên thận trọng trong quá trình điều trị để không xảy ra hiện tượng người bệnh không chết vì bệnh chính lại chết vì bệnh phụ.

Nhằm làm giảm tác hại của thuốc trên các tế bào máu, nên sử dụng giảm liều cho phép (thấp nhất mà vẫn có tác dụng) với các đối tượng có nguy cơ (bị bệnh tự miễn, có rối loạn miễn dịch, bị giảm sức bền màng hồng cầu bẩm sinh…).

Với các thuốc sử dụng dưới dạng dung dịch như thuốc chống ung thư nên pha vào dịch truyền và truyền cho người bệnh.

Điều này có tác dụng hoà loãng thuốc trong cơ thể mà không làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Vì tổng lượng thuốc vẫn được đưa vào trong máu nhưng chỉ có điều khác là chúng ta đưa vào từ từ.

Trong quá trình điều trị nên uống nhiều nước giúp nhanh thải bỏ thuốc khi thuốc đã thể hiện xong hoạt tính. Tránh để thuốc tồn dư trong cơ thể sau khi đã phát huy tác dụng. Vì thông thường, thuốc sẽ tồn tại trong máu vài ngày sau đó, kể cả khi chúng ta ngừng sử dụng.

Trong mọi trường hợp, người bệnh cần cố gắng thực hiện chế độ ăn giàu đạm để không làm giảm lượng protein máu.

Vì protein máu có tác dụng gắn kết với thuốc, hạ thấp tối đa dạng tự do có thể gây độc cho tế bào. Đây là một biện pháp khá hiệu quả bảo vệ tế bào máu của chính chúng ta.

Biểu hiện ngộ độc thuốc trên những tế bào máu là giảm số lượng các tế bào ở máu ngoại vi, tức là ở trong tĩnh mạch hoặc động mạch.

Sự giảm sút này là nghiêm trọng khi nó xảy ra với tế bào hồng cầu. Ðiều này dễ dàng được phát hiện bởi các xét nghiệm thông thường.

Biểu hiện bên ngoài là dấu hiệu da xanh, niêm mạc nhợt. Người bệnh trông xanh xao và yếu ớt. Ði tiểu nước tiểu có màu vàng sậm. Ðó là những dấu hiệu cơ bản nhất của thiếu máu.

Theo BS. Nguyễn Phúc Anh - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

090957****

Ngã xe đập cằm xuống đường, sau 3 tuần sờ thấy cục cứng có tự hết được không?

Nếu em không làm gì hết thì theo thời gian mô chai có thể tự tiêu dần, nhưng khá lâu, cũng có vài trường hợp không tiêu.

Xem toàn bộ

039295****

Ngủ dậy mắt 1 mí thành 2 mí, có đáng lo?

Việc tự nhiên mắt 1 mí chuyển sang 2 mí ít khi là do nguyên nhân bệnh lý, mà chỉ do sức cơ nâng mi bên đó mạnh hơn…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X