Hotline 24/7
08983-08983

Các chỉ số xét nghiệm máu của em có sao không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu năm nay 19 tuổi, có đi xét nghiệm máu có: WBC là 13.2; NEU là 8.3; HGB là 12.4. Chỉ số như vậy có sao không BS? Cháu cám ơn.

Trả lời
Xét nghiệm máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tôi không rõ ngưỡng giá trị bình thường của phòng xét nghiệm em làm là bao nhiêu vì em không nhắc đến. Thế nhưng so với ngưỡng giá trị bình thường của phòng xét nghiệm tại BV tôi đang làm việc thì kết quả Hbg em cung cấp nằm trong giới hạn bình thường, riêng có WBC và Neu là cao hơn giới hạn trên bình thường, có nghĩa là WBC và Neu tăng.

WBClà tổng số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi, số lượng bạch cầu tăng có thể gặp trong nhiều trường hợp như có ổ viêm, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, do thuốc, thiếu nước, stress... Kết quả xét nghiệm máu có số lượng bạch cầu tăng, với neutrophil tăng hướng nhiều đến nguyên nhân viêm nhiễm cấp, BS cần xem xét với các triệu chứng hiện tại, thăm khám cùng các xét nghiệm khác mới kết luận chắc chắn được. Em báo kết quả này với BS đưa ra y lệnh xét nghiệm này cho em để BS đánh giá sớm cho em, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm máu thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát…

Xét nghiệm máu tổng quát khá đơn giản. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít máu trên người bệnh và mang đi làm xét nghiệm. Về cơ bản, xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm những xét nghiệm chính như: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường máu, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm men gan,…

Xét nghiệm máu tổng quát định kỳ có thể giúp phát hiện sớm một số bệnh tật để chữa trị kịp thời. Hoặc cảnh báo các bệnh mắc phải trong tương lai để có phương án điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, phòng tránh bệnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, cũng có một số bệnh nhân được bác sỹ yêu cầu xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Đặc biệt, đối tượng là trẻ em và thai phụ.

Xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người bệnh nhận biết các chất thiếu hoặc thừa trong cơ thể để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm phát triển cân đối.

Trước khi xét nghiệm máu, bạn nên:

- Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi bệnh nhân không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 4 - 6 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy (như xét nghiệm kiểm tra bệnh liên quan đường máu và mỡ máu (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật). Vì sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.​

- Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… vài tiếng đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm.​

- Một số loại xét nghiệm khác, người bệnh không cần nhịn đói trước khi lấy máu như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)…

Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm là buổi sáng. Khi lấy mẫu máu, trong vòng 12 tiếng trước đó cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, nước hoa quả, sữa, rượu chè… Các chỉ số sinh hóa máu của một số xét nghiệm nếu làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X