Hotline 24/7
08983-08983

Các biến chứng thường gặp sau đột quỵ và cách phòng tránh?

Viêm phổi, trầm cảm, sa sút trí tuệ... là những biến chứng thường gặp nhất của người đột quỵ.

Một trong những câu hỏi mà AloBacsi nhận được nhiều nhất là làm thế nào để phòng ngừa hoặc hạn chế tối đa các biến chứng sau đột quỵ. BS.CK1 Phương Hồng Thọ - Trưởng khoa Thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ đã có các tư vấn cụ thể như sau:

BS Phương Hồng Thọ đã có 20 năm công tác trong ngành y
BS Phương Hồng Thọ đã có 20 năm công tác trong ngành y
Những biến chứng thường gặp ở người bệnh sau đột quỵ là gì, thưa bác sĩ? Trong đó, bệnh nào dễ mắc phải nhất?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ:

Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị đột quỵ là:
- Viêm phổi: Người bệnh đột quỵ gặp khó khăn trong việc nuốt có thể khiến thức ăn, đồ uống đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.
- Trầm cảm: Điều này là rất phổ biến sau đột quỵ, một phần do tổn thương não, phần nữa là sock tâm lý, đang khỏe mạnh bỗng nhiên phải ngừng tất cả các công việc, phụ thuộc vào người thân, giảm thu nhập cá nhân... khiến người bệnh cảm thấy "thừa" trong gia đình.
- Động kinh.
- Sa sút trí tuệ.
Người thân nên nàm thế nào để phòng tránh các biến chứng sau đột quỵ cho bệnh nhân?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ:
Có 3 cấp độ phòng tránh:

- Khi chưa bị đột quỵ: Khám bệnh định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ. Khi phát hiện các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… thì cần uống thuốc tích cực để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra. Nếu có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia thì cần từ bỏ, có chế độ làm việc phù hợp.

- Lúc mới phát hiện đột quỵ: Đưa người bệnh đến bệnh viện có điều kiện điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt để kịp thời cứu chữa trong thời gian vàng.

-  Nếu đột quỵ đã xảy ra: Tích cực điều trị ở bệnh viện có chuyên khoa Thần kinh - Đột quỵ để phục hồi các biến chứng và ngăn ngừa đột quỵ xảy ra ở lần tiếp theo.
Để phòng ngừa các biến chứng sau đột quỵ còn tùy thuộc vào việc biến chứng đó là gì. Nếu là động kinh, trầm cảm thì cần dùng thuốc đặc hiệu, ăn uống tránh bị sặc, tập hít thở để phòng ngừa viêm phổi, để không bị té ngã thì cần người chăm sóc liên tục...
Làm sao cải thiện tình trạng bị méo miệng sau đột quỵ? Châm cứu, phẫu thuật, uống thuốc có tác dụng gì trong trường hợp này không?

BS.CK1 Phương Hồng Thọ:
Để giúp cải thiện tình trạng méo miệng, người bệnh có thể được điều trị kết hợp với chuyên khoa Vật lý trị liệu. Tại đây sẽ có các kỹ thuật viên hướng dẫn những bài tập cụ thể phù hợp với từng cá nhân.

Châm cứu, phẫu thuật, uống thuốc cũng có một số tác dụng nhất định trong trường hợp này. Tuy nhiên tập vật lý trị liệu tích cực sẽ có hiệu quả hơn cả, giúp bệnh nhân khắc phục được tình trạng méo miệng sau đột quỵ.
Một trong những di chứng nặng nề nhất xảy ra sau cơn đột quỵ với người bệnh là phải nằm liệt một chỗ. Điều này khiến cho cuộc sống của họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân. Xin hỏi bác sĩ, lưng bị lở loét do di chứng sau đột quỵ, khắc phục cách nào?
BS.CK1 Phương Hồng Thọ:
Sau cơn đột quỵ, người bệnh có thể gặp phải nhiều di chứng. Trong đó, nằm liệt giường dễ gây ra viêm loét do tì đè. Tuy nhiên không phải chỉ có đột quỵ mới gây ra mà do nằm lâu cũng gây ra hiện tượng này.

Để khắc phục tình trạng này người bệnh cần tập vật lý trị liệu, xoay trở bệnh nhân thường xuyên, chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì mới cải thiện được.
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X