Hotline 24/7
08983-08983

Cả nhà náo loạn vì chuyện ăn kiêng của con

Nhiều gia đình trẻ mới 2 – 3 tuổi đã phải bước vào chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, việc ăn kiêng cũng chẳng đơn giản chút nào.

Cả nhà loạn vì chuyện ăn kiêng

Chị Nguyễn Thị Thảo trú tại Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội cho biết con gái chị 4 tuổi nhưng bé nặng 26 kg. Nhìn bé chẳng khác nào quả bóng di động. Cách đây 1 năm, chị cho con đi khám dinh dưỡng, bác sĩ cho biết cháu bị thừa cần béo phì độ 3 phải ăn kiêng, có chế độ ăn hợp lý. Tuy nhiên, chị việc cho bé ăn kiêng như cực hình chị vẫn chưa thể lên kế hoạch được bởi bé đi học ở trường, ăn theo khẩu phần, mỗi tuần lớp bé lại được ăn tự chọn một lần.

Nhìn thấy con ăn buffet ở trường, chị Thảo càng suốt ruột. “Cháu nghiện các món xúc xích, khoai tây chiên. Hôm nào lớp ăn buffet là cháu cứ chọn những thứ đó ăn và không kiểm soát ăn bao nhiêu”. Buổi tối về nhà, chị Thảo thường cho con ăn trước, không cho ăn chung với bố mẹ. Nhưng đến bữa, bé lại đòi ăn vì không thể chịu được đói. Nhìn con mới 4 tuổi đã phải ăn kiêng, chồng chị Thảo thường trách vợ không nên để bé phải ăn kiêng sớm.

Khổ nhất là bố mẹ chồng chị Thảo, ông bà thương cháu nên cứ cố giấu diếm cho cháu ăn vì sợ cháu đói nên cả năm này cháu chẳng giảm được cân nào mà còn tang 3 kg.

Ca nha nao loan vi chuyen an kieng cua con
Ảnh minh hoạ

Bé Hoàng Gia Bảo trú tại Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội cũng tương tự. Mẹ Bảo cho biết cháu sinh ra chỉ có 3kg nên gia đình chăm sóc rất kỹ. Chị gái cháu còi cọc nên lần sinh này có điều kiện hơn, bố mẹ cháu cố gắng vỗ béo cho con nên cháu tăng cân rất nhanh.

3 tuổi, Bảo có thể ăn hết liền lúc 4 hộp váng sữa, ngày 8 hộp sữa tươi loại 180 ml, gà chiên, chim nướng cháu ăn rất ngon lành. Cháu béo quá, bác sĩ kê thực đơn ăn kiêng cho bé. Nhưng mẹ cháu lên thực đơn ăn kiêng cho con là bị bố bé mắng vì cháu còn quá nhỏ không nên để cháu đói. Gia đình của Bảo đến bữa ăn là cứ loạn lên vì chuyện ăn kiêng của cháu.

Nhiều lần nhìn con cố gắng với thức ăn được mẹ giấu kỹ ở tủ bếp, mẹ cháu lại thương con chảy nước mắt nên kế hoạch ăn kiêng cứ lên được vài hôm rồi lại đổ bể còn cân nặng của bé thì càng ngày càng tăng.

Cần có chiến dịch kiểm soát béo phì

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia tâm sự hầu hết những ca bệnh báo phì mà ông gặp đều có nguyên nhân từ lối sống thậm chí có những trẻ béo phì từ lúc trong bụng mẹ. Tiến sĩ Hưng cho biết trong xã hội hiện đại người lớn và trẻ em đều béo phì như nhau. Nguyên nhân chủ yếu từ lối sống. Để kiểm soát béo phì ở trẻ, bác sĩ Hưng cho biết bố mẹ, gia đình phải có sự kiên trì, thay đổi thực đơn cho bé để phù hợp. Tránh xa các loại thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, nước ngọt đóng chai…

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh, theo điều tra, chỉ trong vòng 7 năm (từ 2002-2009), tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh Tiểu học đã tăng gấp 3-4 lần. Tại Hà Nội, nghiên cứu năm 2011 trên hơn 3.000 học sinh Tiểu học nội thành cho thấy gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng đã nghiêng hẳn về phía thừa dinh dưỡng với 23,4% học sinh bị thừa cân và 17,3% học sinh bị béo phì, so với 2,4% học sinh bị thấp còi và 2% học sinh bị gầy còm.

Theo kết quả điều tra năm 2013 trên 2375 trẻ ở độ tuổi từ 4-9 tại một số trường mẫu giáo và trường tiểu học thuộc Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về tình trạng thừa cân, béo phì cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ là 39,9% (tỷ lệ thừa cân là 21,9% và tỷ lệ béo phì là 18,0%), tỷ lệ thừa cân béo phì tăng dần theo lứa tuổi và học sinh nam có tỷ lệ cao hơn học sinh nữ.

Nghiên cứu cũng đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, chế độ ăn và hoạt động thể lực trên 150 trẻ thừa cân, béo phì: tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có tăng cholesterol là 15,3%; tăng triglyceride là 30,7%; tăng LDL-cholesterol là 12,6% và giảm HDL-cholesterol là 5,3%. Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có hoạt động tĩnh tại trên 120 phút/ngày là 82,7% và tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có năng lượng khẩu phần vượt trên mức nhu cầu khuyến nghị là 18,7%.

PGS.TS Trần Đắc Phu đã đến lúc cần thiết phải xây dựng được chiến lược phù hợp để dự phòng một cách có hiệu quả vấn đề thừa cân béo phì ở trẻ em, một cấu phần quan trọng để đảm bảo thực hiện thành công Chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm 2015-2025 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.

Theo Thúy - Phụ nữ TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X