Hotline 24/7
08983-08983

Buồn nôn sau khi ăn do viêm amidan mãn tính hay dạ dày gây ra?

Câu hỏi

BS ơi, Con bị viêm amidan mãn, mấy hôm nay hay nôn khan, buồn nôn sau ăn. Không biết là do viêm amidan hay do dạ dày gây ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Buồn nôn sau khi ăn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Buồn nôn sau khi ăn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Triệu chứng buồn nôn, nôn khan ở người có bệnh viêm amidan mạn có thể do nguyên nhân tại amidan, cũng có thể do bệnh dạ dày, và có khi là phối hợp cả hai nguyên nhân trên, thậm chí là do nguyên nhân khác (ví dụ như thai hành ở phụ nữ có thai).

Bệnh dạ dày thực quản và viêm họng mạn (trong đó có viêm amidan) là 2 nhóm bệnh khác nhau nhưng là yếu tố thúc đẩy của nhau tạo thành 1 vòng xoáy bệnh lý. Cụ thể, các thuốc điều trị viêm amidan thường ảnh hưởng lên dạ dày, ngược lại, bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản có thể làm acid từ dạ dày trào lên làm viêm niêm mạc vùng họng miệng gây tăng viêm nhiễm. Mặt khác, amidan viêm phì đại hốc mủ cũng kích thích thành sau họng, nơi có dây thần kinh chi phối cảm giác buồn bôn.

Nhìn chung, em cần đến BV để kiểm tra sức khỏe, điều trị triệt để tình trạng viêm amidan, xác định nguyên nhân và điều trị chứng nôn khan để không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.

Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm amidan là tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.

Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm đi viêm lại tuyến amidan. Do sự phản ứng của cơ thể làm amidan to ra, đó là thể quá phát: 2 amidan to vượt qua hai trụ trước và sau, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa; niêm mạc họng đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm; trong các hốc có thể có mủ trắng. Ngược lại ở người lớn tuổi, viêm đi viêm lại lại làm amidan xơ teo đi. Hai amidan nhỏ, bề mặt không nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt những xơ trắng; bề mặt amidan có những chấm mủ nhỏ; trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm; ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc.

Bệnh nhân hay sốt vặt; cảm giác ngứa vướng và rát trong họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết. Hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan. Bệnh nhân thường ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng khi mới ngủ dậy. Giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn nhẹ.

Nếu amidan viêm mạn tính quá phát có thể thở khò khè, đêm ngủ ngáy to. Nếu amidan quá to có thể gây khó nuốt, khó thở, đặc biệt có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X