Hotline 24/7
08983-08983

Bụng hơi to và đau, có phải bệnh nhiễm ký sinh trùng tái lại?

Câu hỏi

Chào BS, Trước đây sau sinh 1 tháng em bị đau bụng, bụng to bất thường, có nhiều dịch, biếng ăn. Đi khám BS chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng, cho uống thuốc xổ Zentel liệu trình 5 ngày và thuốc giảm đau kèm theo. Sau 2 tháng bụng em có xẹp bớt, ăn uống bình thường cho tới nay. Khoảng 2 ngày em bị đau bụng trở lai rồi tự nhiên hết, bụng hơi to. Không biết bệnh có tái lại hay không thưa BS?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau bụng, chướng bụng do nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau bụng, chướng bụng do nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Khu vực nơi em sinh sống là vùng rất dễ mắc bệnh về ký sinh trùng (chăn nuôi gia súc, gia cầm, thói quen vệ sinh - sinh hoạt hàng ngày…), do đó khả năng tái nhiễm lại ký sinh trùng là có khả năng nếu em không giữ gìn môi trường sống quanh mình sạch sẽ. Như vậy, triệu chứng đau bụng, bụng to hơn có thể do bệnh tái lại, nhưng cũng có thể do nguyên nhân thông thường như rối loạn tiêu hóa do thực phẩm ăn vào, bụng to do chướng hơi thôi.

Để biết được chính xác nguyên nhân, an toàn nhất em nên tái khám lại BS chuyên khoa Tiêu hóa, làm siêu âm bụng xem có dịch không, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, em nhé. Đồng thời, cách phòng tránh tái nhiễm ký sinh trùng là:

- Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, đặc biệt là chó mèo con như ôm hôn, bồng, bế...

- Vệ sinh môi trường không để chó mèo phóng bế bừa bãi

- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống

- Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn

- Không đi chân đất

- Đậy lồng bàn tránh ruồi đậu vào thức ăn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh và được bảo vệ nhờ vật chủ. Ký sinh trùng thuộc nhóm động vật nguyên sinh, một nhóm đa dạng các sinh vật đơn bào. Chúng có thể lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người hoặc từ người sang động vật.

Kế hoạch điều trị của bạn sẽ tùy thuộc vào các chẩn đoán cụ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. 

Bác sĩ cũng có thể đề nghị các cách điều trị khác để làm giảm các triệu chứng của bạn. Ví dụ, nhiều bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy, thường dẫn đến mất nước. Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn uống nhiều chất lỏng để bổ sung cho phần nước mà bạn bị mất đi.

Bạn có thể thực hiện một vài biện pháp để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng:

- Thực hiện tình dục an toàn, sử dụng bao cao su;
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi xử lý thức ăn chưa nấu chín hoặc chất thải;
- Nấu thức ăn theo nhiệt độ bên trong;
- Uống nước sạch, kể cả nước đóng chai khi đi du lịch;
- Tránh uống nước từ hồ, suối hoặc ao;
- Tránh mèo và phân mèo khi bạn mang thai.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm ký sinh trùng, bạn hãy hẹn gặp bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân của các triệu chứng và đề xuất kế hoạch điều trị.

Ăn uống hợp vệ sinh cùng với lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh các bệnh nhiễm kí sinh trùng hiệu quả. Bằng cách điều trị sớm, bạn có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền của bệnh cho người khác.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X