Hotline 24/7
08983-08983

Bủn rủn chân tay, cảm giác muốn té xỉu khi đói, bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi có triệu chứng ăn nhanh đói, lúc đói lại bủn rủn chân tay (ngày đói lúc 09h, 15h), cảm giác muốn té xỉu. Cảm giác chán ăn, mệt mỏi, tim đập nhanh. Đã đi xét nghiệm máu ở Hòa Hảo, khám tổng quát ở Chợ Rẫy. Đã kiểm tra tiểu đường, tuyến giáp bằng máu thì chỉ số bình thường. BS cho thuốc uống nhưng triệu chứng ngày càng nặng, không có dấu hiệu giảm. AloBacsi vui lòng cho tôi hỏi, tôi có thể bị bệnh gì? Mong BS tư vấn khám chữa bệnh tốt nhất.

Trả lời
Bủn rủn chân tay khi đói. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bủn rủn chân tay khi đói. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Qua những thông tin cung cấp, vấn đề bệnh lý của bạn có lẽ liên quan đến tâm thần kinh nhiều hơn. Chán ăn, ăn mau no là nguyên nhân dẫn tới bữa ăn sáng hoặc ăn trưa không đủ năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày, dẫn tới nhanh đói.

Những dấu hiệu bủn rủn chân tay, mệt mỏi, chóng mặt là dấu hiệu sinh lý hết sức bình thường của cơ thể khi đói - nếu bạn đã kiểm tra về nội tiết cẩn thận ở các BV lớn thì không nên quá lo lắng.

Bạn nên xây dựng lại chế độ ăn, tăng cường cho bữa ăn sáng và ăn trưa, có thể ăn thêm bữa phụ lúc 9h, 15h; giữ cho tinh thần thư thái, thoải mái; thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể, tập thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh trong một số trường hợp.

Nếu bệnh không thuyên giảm dù đã cố gắng thay đổi lối sống thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp. Cơ thể hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.

Tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết. Tụy tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.

Một hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon, có vai trò tăng đường huyết. Khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết.

Ở người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nghĩa là đường huyết cao, bạn vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.

Chứng hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. Chứng hạ đường huyết có thể là tác dụng phụ trong quá trình điều trị các bệnh khác, do thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể.

Để lượng đường trong máu trở lại mức cân bằng như bình thường trong một đợt hạ đường huyết, bạn nên nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng:

- Uống thuốc viên nén glucose.
- Uống nước trái cây.
- Cách đơn giản và dễ dàng nhất là ăn kẹo.

Sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc bạn vẫn không thấy đỡ hơn, bạn nên bổ sung đường thêm một lần nữa.

Nếu bạn bị ngất hoặc động kinh do hạ đường huyết, bạn cần được tiêm glucagon ngay lập tức.

Đối với hạ đường huyết, phòng bệnh thì hơn chữa bệnh. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chấp nhận. Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
- Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
- Hướng dẫn những người bạn sống hoặc làm việc chung rằng bạn mắc bệnh tiểu đường và cách tiêm glucagon nếu bạn bất tỉnh.
- Kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu.
- Không phớt lờ những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị bệnh hạ đường huyết vì bệnh có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não.
- Không nản lòng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và mất thời gian điều chỉnh lượng insulin để được phép tập thể dục.
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X