Hotline 24/7
08983-08983

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn: Chăm sóc trẻ bị tan máu bẩm sinh - Thalassemia thế nào?

Bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) di truyền làm vỡ hồng cầu, người bệnh liên tục bị thiếu máu nếu không được điều trị sớm sẽ có nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt gây ra. Bệnh này có thể phòng tránh được.


NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Theo thống kê mới đây, cứ 10 học sinh được sàng lọc lại có 1 trẻ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (http://alobacsi.com/cu-10-hoc-sinh-duoc-sang-loc-lai-co-1-tre-mang-gen-benh-tan-mau-bam-sinh-n20190714073941114.html). Xin BS cho biết, bệnh Thalassemia gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Theo thống kê thì cứ 10 học sinh được sàng lọc lại có 1 trẻ mang bệnh tan máu bẩm sinh. Bệnh này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, gây hệ luỵ cho đời sống con người và cộng đồng.

Bệnh này do sự tổng hợp chuỗi globin không đầy đủ trong huyết sắc tố của hồng cầu, khiến chất lượng hồng cầu suy giảm dẫn đến hồng cầu dễ vỡ (tan máu) dẫn đến thiếu máu mãn tính. Nếu người bệnh không được điều trị sớm và đầy đủ sẽ gây ra nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt tạo thành, làm cơ thể bị biến đổi như thể trạng thấp bé, trán dồ, mũi tẹt, răng hô, suy tim, suy gan, các bệnh về nội tiết,...

Tuy nhiên, bệnh này có thể phòng tránh được.


2. Người bệnh Thalassemia thường có những biểu hiện gì, thưa BS?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Người bệnh Thalassemia thường có những biểu hiện như:

- Mệt mõi, hoa mắt chóng mặt

- Da xanh nhợt nhạt hơn bình thường, nhiều khi da vàng nhẹ

- Kết mạc mắt vàng

- Nước tiểu sẫm màu

- Còi xương, chậm lớn.

- Khó thở khi làm việc gắng sức.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet.


3. Bệnh Thalassemia ở thể nhẹ thường có biểu hiện kín đáo, như vậy bệnh được phát hiện như thế nào ạ? Cha mẹ có thể nhận biết con của mình bị Thalassemia hay không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Bệnh Thalassemia ở thể nhẹ thường có biểu hiện kín đáo, như vậy bệnh được phát hiện ra khi có kèm bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai,...

Cha mẹ có thể nhận biết con mình bị bệnh Thalassemia được nếu xét nghiệm sàng lọc gen trước khi mang thai.


4. Dựa theo các mức độ của bệnh, bệnh nhân được điều trị bằng những phương pháp nào ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Dựa theo mức độ của bệnh Thelassemia, bệnh nhân được điều trị bằng 2 phương pháp là truyền máu định kỳ 3/4 tuần 1 lần và thải sắt khi bắt đầu truyền máu 20-20 lần trở lên.

Đối với bệnh nhân mức độ trung bình và nặng thì cần truyền máu định kỳ và dùng thuốc thải sắt suốt đời.

Đến khám và điều trị đúng theo lịch hẹn khi có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, đau tim, khó thở, sốt cao, phù,...

Phẫu thuật cắt lách để kéo dài thời gian gữa các đợt truyền máu.

Ghép tế bào gốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, tế bào gốc phải phù hợp, điều kiện sức khoẻ ổn định đảm bảo, các chi phí ghép thích hợp.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

5. Trong ăn uống, người bệnh Thalassemia nói chung và trẻ bị Thalassemia nói riêng cần ưu tiên những món nào và kiêng cữ gì, nhờ BS hướng dẫn?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Trong ăn uống, người bệnh Thalassemia nói chung và trẻ em nói riêng thì cần ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng như:

- Các chất giàu kẽm như sò, hào, bạch tuột, củ cải đường, đậu xanh đậu nành.

- Các chất giàu Calci nhưng ít sắt như ốc, tôm tép, cua các loại.

- Tinh bột có thể ăn theo sở thích như cơm, gạo lức,...

- Chọn ăn thịt heo, thịt gia cầm, cá các loại.

- Ăn nhiều rau củ quả tươi nhất là trà xanh

- Sữa tươi, các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua hay sữa tách béo

- Cân bằng các chất giàu dinh dưỡng

Tuy nhiên, cần hạn chế hấp thu sát từ thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, khô bò, pate, nội tạng động vật như tim - gan -phổi.

- Không nên ăn hải sản phơi khô.

- Hạn chế ăn các loại đậu vì lượng sắt cao.

- Mộc nhĩ, rau cải xoong...

- Tránh ăn yến mạch ngủ cốc vì đây là tinh bột bù sắt

- Hạn chế ăn rau, hoa quả sấy khô.


6. Trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh Thalassemia cần lưu ý gì ạ? Những môn thể dục nào phù hợp? Những hoạt động nào họ không nên tham gia?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh Thalassemia cần lưu ý:

- Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, phong phú giàu chất dinh dưỡng, uống nước trà xanh, nên bổ sung các chất giàu kẽm

- Hạn chế ăn thực phẩm sấy khô.

- Chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng: như hạn chế lao động nặng, hoạt động gắng sức. Tránh nhiễm trùng và nên tiêm ngừa vaccine đầy đủ. Vận động các  môn thể thao phù hợp như: đánh cầu lông, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ,...

- Không nên tham gia các trò chơi cảm giác mạnh, đá banh, đánh banh,...

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Dinh dưỡng cho người bệnh Thalassemia - Ảnh minh họa - Nguồn Internet

7.  Khi bị bệnh và phải uống thuốc, người bệnh Thalassemia có cần lưu ý gì không, thưa BS?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Khi bị bệnh và phải uống thuốc thì bệnh nhân Thalassemia nên lưu ý: khi truyền máu quá nhiều gây biến chứng như chất sắt sẽ bị ứ thừa trong cơ thể gây tổn thương cho gan và tim.

Ngoài ra, không nên uống các loại thuốc có chứa sắt.


8.  Nếu không phát hiện và điều trị sớm, trẻ bị Thalassemia sẽ có những biến chứng gì ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì trẻ bị bệnh Thalassemia sẽ có những biến chứng như  trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu, vàng da, lách to, khuôn mặt trẻ đặt biệt là xương trán, xương chẩm nho ra, xương hàm trên nhô ra, mũi tẹt, trẻ chậm phát triển thể chất và tinh thần thậm chí trẻ có thể bị tâm thần, dể bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, trẻ có thể tử vong ngay sau khi sinh do thiếu máu nặng và suy tim thai.


9.  Theo BS, để phòng bệnh Thalassemia, chúng ta cần làm gì?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Để phòng bệnh Thalassemia chúng ta nên phòng bệnh từ sớm nên xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán gen trước khi kết hôn, tầm soát và chẩn đoán gen đột biến của thai nhi, nếu phát hiện thai bị dị tật hay bị bệnh thể nặng có thể tư vần ngừng lấy thai ra.

Với các biện pháp chẩn đoán trước khi sinh như trên đã ngăn ngừa không sinh ra trẻ bị bệnh Thalassemia thể nặng.

Thực hiện: Thanh Thủy - Ảnh: Viết Hưởng
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X