Hotline 24/7
08983-08983

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình: Làm sao để tránh lây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae. Bệnh thường đặc trưng bằng một lớp màng giả (pseudomembrane) trong họng hầu hay trong mũi, trên da... Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong. Hiện nay, có thể phòng bệnh bằng cách tiêm ngừa vắc xin.

Em nghe nói bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp, cụ thể qua không khí. Vậy có cách gì phòng ngừa? Nếu bé nhà em đã chích ngừa bạch hầu rồi thì khả năng ngừa bệnh là bao nhiêu % ạ? Mong bác sĩ tư vấn, trân trọng cảm ơn ạ.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, người lớn không có miễn dịch thì dể mắc bệnh.

Bệnh thường lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang vi trùng khi ho, hắt hơi, nhất là khu vực dân cư đông đúc hoặc những nơi vệ sinh kém.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì hiện nay, bệnh bạch hầu ở nước ta vẫn còn. Do đó, chúng ta vẫn có thể mắc bệnh nếu không tiêm ngừa vắc xin và tiếp xúc mầm bệnh. Vì vậy, mọi người cần chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa, đặc biệt là nên đưa trẻ tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

Lối sống và biện pháp phòng bệnh:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế đến nơi công cộng và tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, điều trị kịp thời.

- Khi phát hiện có ổ dịch thì người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế địa phương.

- Nếu trẻ đã chích ngừa bạch hầu và thực hiện đầy đủ phương pháp phòng bệnh thì khả năng ngừa bệnh là 100 %.


Thưa bác sĩ, em lỡ làm thất lạc sổ chích ngừa của bé, xin hỏi giờ em không nhớ bé đã chích ngừa bạch hầu hay chưa, có nên cho bé đi chích lại không ạ? Chích nhiều hơn có độc hại và ảnh hưởng gì đến bé hay không? Có thể xét nghiệm máu để biết chích rồi hay chưa không ạ?

Khi lỡ làm thất lạc sổ chích ngừa của bé, em nên đến cơ sở y tế nơi đã tiêm ngừa cho bé xin lại thông tin, vì theo quy định của ngành y tế thì thông tin tiêm chủng của bé sẽ được lưu tại trạm y tế trong 10 năm, để mỗi khi có dịch bệnh, y tế dự phòng kiểm tra rà soát lại nhân khẩu xem ai chưa đi tiêm ngừa để xử trí kịp thời.

Khi làm mất sổ tiêm chủng của bé, em có thể đưa bé đi xét nghiệm huyết thanh miễn dịch bằng xét nghiệm máu để biết bé đã tiêm ngừa đầy đủ hay chưa. Xét nghiệm này cũng có thể xác định trẻ đã được tiêm ngừa bệnh bạch hầu hay chưa. Ngoài ra có thể cho bé tiêm ngừa lại mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.


Kính chào Alobacsi,

Gia đình em vừa đi du lịch ở Tây Nguyên về, giờ đọc tin tức thấy trên đó đang có bệnh bạch hầu. Em lo quá. Không biết con em có bị lây không? Làm sao để biết chắc chắn là bé không bị lây bệnh ạ?

Em có nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe hay có thể chích ngừa lúc này luôn không? Em rất mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

Trẻ từ 02 tháng tuổi trở lên là đã được tiêm ngừa vắc xin bạch hầu theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nếu con em có tiêm ngừa đầy đủ là không bị lây bệnh. Nếu bé chưa được tiêm ngừa đầy đủ thì em nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe bé và bác sĩ sau khi thăm khám trẻ sẽ có hướng xử trí thích hợp cho bé.


Đi chung thang máy với người bệnh bạch hầu có khả năng bị lây không ạ? Bao lâu sau khi tiếp xúc với nguồn lây thì mình có thể bị bệnh, thưa bác sĩ? Nếu đi thang máy về mà rửa mặt, xịt mũi và tắm ngay thì có giảm nguy cơ lây bệnh không ạ?

Đi chung thang máy với người bệnh bạch hầu thì có khả năng bị lây bệnh thông qua đường hô hấp, vi khuẩn có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.

Sau 1-3 ngày tiếp xúc với nguồn lây thì sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau họng, sốt nhẹ,…

Nếu đi thang máy về mà rửa mặt, xịt mũi và tắm ngay thì sẽ giảm nguy cơ lây bệnh.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Muỗi đốt người bị bạch hầu rồi đốt mình có làm mình bị lây bệnh không bác sĩ? Cho em hỏi thêm là đeo khẩu trang y tế có đủ để ngăn việc lây bệnh hay không? Cảm ơn bác sĩ!

Muỗi đốt người bị bạch hầu rồi đốt mình thì không bị lây bệnh vì bệnh bạch hầu lây nhiễm qua đường hô hấp.

Đeo khẩu trang y tế thì không đủ để ngăn ngừa lây bệnh mà phải tiêm ngừa vắc xin và áp dụng đầy đủ theo phương pháp phòng bệnh như đã nói ở trên.


Cho em hỏi, so với các bệnh lây như: sởi, quai bị, cúm, bạch hầu thì em nghe nói bạch hầu là độc nhất, nguy hiểm nhất đúng không bác sĩ?

So với các bệnh lây như: sởi, quai bị, cúm, bạch hầu thì bạch hầu là độc nhất, nguy hiểm nhất vì độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong.


Bác sĩ ơi, em nghe nói bạch hầu chỉ bị 1 lần trong đời và sau đó không bao giờ bị lại phải không ạ? Còn việc chích ngừa thì có công dụng trong bao nhiêu năm vậy ạ? Mong bác sĩ giải đáp!

Tiêm ngừa vắc xin có tác dụng phòng bệnh trong 10 năm , sau đó ta nên nhắc lại. Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài.


Bệnh bạch hầu được điều trị bằng những thuốc gì vậy ạ? Có thuốc đặc trị bệnh này chưa ạ?

Nếu nghi ngờ bệnh bạch hầu thì sớm đến bệnh viện để bác sĩ khám chẩn đoán chính xác bệnh sẽ có hướng điều trị thích hợp.

- Nếu  bị sốt (≥ 39 độ C) dùng paracetamol.
- Nên ăn và uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc trị.


Chào bác sĩ, tôi thấy triệu chứng bệnh bạch hầu là: viêm họng, mũi, thanh quản, họng đỏ, nuốt đau... như vậy rất giống các bệnh khác như viêm họng, cảm cúm... Vậy làm sao nhận biết bệnh bạch hầu được, nhờ bác sĩ hướng dẫn!

Các triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ 02-05 ngày sau khi bị nhiễm bệnh như sau:

- Viêm họng, khàn giọng, thanh quản, họng đỏ, nuốt đau,…
- Chảy nước mũi
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Khó thở hay thở nhanh
- Khó chịu
- Sốt và ớn lạnh
- Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu  đây là triệu chứng đặc trưng để phân biệt với các bệnh viêm họng, cảm cúm,…


Bệnh bạch hầu có những biến chứng gì? Và biến chứng đáng sợ nhất là gì ạ?

Bệnh bạch hầu có những biến chứng đáng sợ do vi khuẩn gây bệnh bạch hầu tiết ra độc tố như:

- Độc tố này gây tổn thương mô ở mũi và cổ họng sẽ tạo ra một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác làm cản trở hô hấp gây khó thở, thở nhanh, suy hô hấp,…

- Độc tố bạch hầu có thể lây lan qua dòng máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể như gây ra các biến chứng như viêm cơ tim, suy tim sung huyết và đột tử.

- Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh như bị viêm cơ, gây yếu cơ thậm chí liệt cơ hô hấp.


Sau khi khỏi bệnh bạch hầu bao lâu thì chắc chắn là hết khả năng lây lan ạ? Ngoài ra nhờ bác sĩ tư vấn thực đơn bồi bổ sức khỏe sau khi khỏi bệnh. Cảm ơn bác sĩ ạ.

Sau khi khỏi bệnh bạch hầu sau 2 tuần thì chắc chắn là hết khả năng lây lan. Thực đơn bồi dưỡng sức khỏe phải có đầy đủ 4 nhóm:

- Tinh bột: cơm, cháo, phở,…

- Đạm: có nhiều trong các loại thịt nạc như thịt gà, thịt heo, thịt bò, trứng và các loại hải sản như cua, tôm, cá, trứng,... Nếu bệnh nhân không ăn thịt có thể dùng các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật như đậu phụ, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa,…

- Chất béo: dầu, mỡ…

- Vitamin và khoáng chất: rau xanh có nhiều chất xơ, củ cải đường, cam, quýt,..

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X