Hotline 24/7
08983-08983

BS Lương Lễ Hoàng: “Đột quỵ không quá ghê gớm như chúng ta tưởng”

Chỉ 3 tiếng của sáng thứ 7, ngày 23/6, BS Lương Lễ Hoàng đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích về cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa căn bệnh đột quỵ. Hơn hết, những tràng cười sảng khoái của hàng trăm khán giả cũng chính là liều thuốc tinh thần mà vị bác sĩ "Y khoa vui vẻ" luôn muốn mọi người hướng đến trong cuộc sống bộn bề lo toan.




Phát biểu mở đầu hội thảo, Nhà báo Chân Phương - Đại diện của Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn chia sẻ: “Đột quỵ là căn bệnh không của riêng ai. Ở AloBacsi, mỗi ngày qua hotline, chúng tôi cũng tiếp nhận rất nhiều cuộc điện thoại cầu cứu, chỉ giúp đưa người thân bị đột quỵ đến đâu để có cơ hội sống cao nhất? Làm sao để giúp cha mẹ, vợ hoặc chồng phục hồi sau cơn tai biến?... Tất cả những lý do đó đã thôi thúc AloBacsi tổ chức cuộc đối thoại ngày hôm nay.

Với những kiến thức y khoa thực chứng, “nói có sách, mách có chứng” - vị bác sĩ thông minh, hóm hỉnh, tài hoa Lương Lễ Hoàng sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên. Và quan trọng hơn, là ông sẽ chỉ cho chúng ta cách phòng tránh, cách đẩy lùi nỗi ám ảnh mang tên “đột quỵ” này.

Tôi cũng xin cảm ơn đến Công ty Dược Hậu Giang - một hãng dược lớn và uy tín của Việt Nam - đã đồng hành cùng AloBacsi tổ chức hội thảo ý nghĩa này”.



Những vị khách đầu tiên tham quan, mua sắm tại khu vực đặt sản phẩm NattoEnzym trước khi bắt đầu hội thảo

Dược sĩ Phan Anh Tuấn tham khảo tài liệu về NattoEnzym

8g15: BS Lương Lễ Hoàng đã có mặt tại hội trường để chuẩn bị bắt đầu buổi hội thảo “Làm sao phòng tránh đột quỵ?”


Tham dự hội thảo hôm nay có bà Dương Thanh Kim Phụng - GĐ Truyền thông Công ty Dược Hậu Giang, DS.CK1 Châu Thị Bích Liên - DS của nhãn hàng NattoEnzym và Nhà báo Chân Phương - Đại diện của Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn cùng hàng trăm khách mời tham dự.


BS Lương Lễ Hoàng: Cầm chân để mạch máu không bị "đứt phanh"

Nếu trước đây đột quỵ là nỗi ám ảnh thì hiện tại với nền y học phát triển, căn bệnh này không quá ghê gớm như chúng ta tưởng. Chỉ cần biết rõ đối thủ là ai thì sẽ cầm chân được nó. Đột quỵ cũng vậy.

Đột quỵ còn trầm trọng ở xứ sở ta vì chưa có chương trình tầm soát định kỳ, không có biện pháp chủ động phòng ngừa các yếu tố dẫn đến đột quỵ như tiểu đường, huyết áp, béo phì…

Điều quan trọng là phải sống để không bị stress. Nên có suy nghĩ cầm chân mạch máu không bị "đứt phanh", chứ đừng nghĩ làm sao để không "đứt phanh" mạch máu.



Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là quỵ xuống một cách đột ngột, có thể bất tỉnh, bại liệt vì tai biến. Mạch máu là mạng lưới mạch máu nhỏ li ti, khu nào thiếu máu, nghẹt thì có trục trặc, hoại tử và bể sẽ xuất hiện. Tùy theo vùng bị thương có thể bại liệt, á khẩu, liệt nửa người… Đột quỵ gây mất khả năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương.

MC Kim Ánh đặt ra câu hỏi mà đông đảo người tham dự quan tâm, đó là vì sao được cấp cứu nhưng tỷ lệ hồi phục ở Việt Nam lại rất thấp?

Trả lời về vấn đề này, BS Hoàng cho hay, mặc dù tỷ lệ cấp cứu cao nhưng hồi phục thấp do không có chương trình điều trị toàn diện bởi hệ thống y tế nước ta còn hạn chế, hơn nữa chính biến chứng nặng nề do đến trễ khiến người bệnh không thể phục hồi.

Sau bại liệt dù có hay không hồi phục thì cũng là gánh nặng của gia đình. Phần lớn tai biến do lao công lao lực vì gánh vác gia đình nên không có điều kiện tầm soát. Vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân trầm uất sau tai biến rất cao.

Tại sao đột quỵ ngày trẻ hóa?

Nếu như trước đây, đột quỵ là bệnh lý thường xuất hiện ở người cao tuổi thì nay, độ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, thậm chí ở độ tuổi 20 - 30. Lý do rất hiện hữu, đó là con người ngày càng ít vận động, sống căng thẳng, ỷ lại vào cuộc sống hiện đại.

BS Hoàng dẫn chứng các công trình nghiên cứu của Anh và Đức cho thấy, tai biến mạch máu không hẳn do mỡ máu. 45% đứt mạch máu ở não không phải do cholesterol. Mạch máu thình lình co lại nên dẫn đến máu đậm đặc, làm cho đứt mạch máu, từ đó gây ra tai biến mạch máu não.

Hiểu được điều đó đã giải quyết được câu hỏi, tại sao mạch máu co lại và máu đậm đặc thì sẽ giảm tỷ lệ cấp cứu, tử vong và biến chứng… do tai biến gây ra.

MC Kim Ánh đã đồng hành cùng TS.BS Lương Lễ Hoàng gần 10 năm trong các chương trình tư vấn y khoa trên đài VOH
Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

MC Kim Ánh tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi: Đột quỵ có nhiều nguyên nhân, có thể do huyết áp cao, tăng cholesterol, cục máu đông, đái tháo đường… vậy thưa BS, nên phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
 
Theo BS Lương Lễ Hoàng, cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất là: Tầm soát bệnh tim mạch khi có dấu hiệu hồi hộp, mệt mỏi; Tầm soát tiểu đường; Nếu béo phì thì giảm cân; Cần vận động, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thay đổi lối sống.

Bên cạnh đó, BS Hoàng còn đồng tình với quan niệm, đi ngủ đúng giờ, dậy sớm, tránh thức khuya... sẽ khỏe mạnh, đẩy lùi đột quỵ. "Những người ít ngủ buổi đêm nhưng có giấc ngủ ngắn ở buổi trưa ngon, sâu cũng phần nào phòng tránh được bệnh tật" - ông bổ sung thêm.

Ngoài ra, sử dụng thường kỳ những hoạt chất sinh học như men nattokinase của Nhật Bản để máu lưu thông thuận lợi, thuận dòng.

Để làm rõ vấn đề này, MC Kim Ánh nhờ BS Hoàng phân tích cụ thể hơn về cách dự phòng đột quỵ bằng những thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhất là loại men nattokinase mà người Nhật thường hay sử dụng.

Giải đáp thắc mắc này, BS Hoàng cho biết, các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu trong món ăn truyền thống của người Nhật - Natto (đậu nành lên men) thì phát hiện ra một enzym có tác động tích cực làm tan cục máu đông gọi là Nattokinase. Trong đó kinase nghĩa là hoạt động, vận động còn natto được hiểu là làm tan cục máu đông.

Khi tiến hành làm thực nghiệm và phân tích số liệu thống kê cho thấy 3 vấn đề, số người sử dụng Nattokinase thường xuyên có:

1.    Tỷ lệ đột quỵ, tai biến mạch máu giảm.
2.    Tỷ lệ cấp cứu thành công cao hơn.
3.    Khả năng phục hồi cao hơn

Từ đó cho thấy, Nattokinase có tác dụng toàn diện, phòng ngừa, điều trị và phục hồi, chứ không phải đợi tai biến rồi mới chích thuốc làm tan cục máu đông.

Lạc quan, tập luyện đầy đủ: Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát

Giải đáp và tư vấn các thắc mắc về sức khỏe là phần được mong chờ nhất của chương trình. Rất nhiều câu hỏi được gửi đến từ bạn đọc AloBacsi trên fanpage, qua email và khách tham dự.

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi thường xuyên ngủ ngáy. Bà xã cũng than phiền là tôi ngáy rất to, có lúc đột nhiên ngưng ngáy một vài giây rồi lại bật ra ngáy tiếp. Tôi muốn hỏi đây có phải là triệu chứng báo hiệu nguy cơ đột quỵ không? Cảm ơn bác sĩ.

BS Lương Lễ Hoàng đáp: Ngáy lớn hay ngưng thở khi ngủ đã được báo động từ lâu. Chỉ có một số nhỏ trường hợp ngáy là do bệnh tai mũi họng, phù nề dây thanh quản.

Còn tiếng ngáy bỗng nhiên nặng nề, khiến người ngủ bên cạnh “thấy ghê” rồi đột nhiên ngưng ngáy, ngưng luôn thở… thì đừng nghĩ đến bệnh tai mũi họng mà cần phải đến gặp bác sĩ tim mạch để tiến hành làm các xét nghiệm, nếu cần bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ mỡ máu và thay đổi lối sống. Bởi với những người ngưng thở trong lúc ngủ thường dễ bị tăng mỡ máu, thiểu năng tuần hoàn… dẫn tới nguy cơ đột quỵ.

Hơn nữa, những người ngủ chung với tiếng ngáy thì cũng sớm sẽ có trục trặc trên thần kinh…

Hỏi: Tôi thỉnh thoảng trong lúc thoáng qua như tia chớp bị mất tín hiệu từ não, đây là hiện tượng báo trước của bệnh tai biến đúng không? Xin bác sĩ tư vấn.

BS Lương Lễ Hoàng đáp: Đây không phải là triệu chứng báo trước mà là triệu chứng báo động điển hình. Trường hợp này nên tầm soát bệnh tim mạch, tiểu đường. Bởi có bệnh tim mạch có thể kéo theo tiểu đường mà phía sau tiểu đường kiểu gì cũng rủ rê tim mạch tham gia cùng. Hai căn bệnh này nếu không được kiểm soát tốt thì sẽ dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ không báo trước, phải diễn ra bất ngờ mới... “vui”.

Khác với các thông tin truyền thông thường đưa ra những con số cảnh báo đáng sợ, BS Lương Lễ Hoàng lại cung cấp những kiến thức đơn giản mà thiết thực, giúp mọi người vui vẻ sống và đó là cách để đột quỵ đừng "hỏi thăm"

Hỏi: Đang điều trị cao huyết áp dùng thêm Nattoenzym có gây tương tác thuốc?

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: Khi phối hợp thuốc không thấy tác dụng bất lợi mà còn hỗ tương lẫn nhau, không cần dùng thuốc huyết áp cao nhiều hay cao liều nhưng trong toa thuốc nếu dùng thêm hoạt chất sinh học thì không phá thuốc đặc hiệu mà hỗ trợ tác dụng thuốc đặc hiệu điều trị hiệu quả hơn.

Hỏi: Mỗi khi tôi căng thẳng là bị đau đầu. Như vậy sử dụng NattoEnzym có cải thiện được tình trạng đau đầu không?

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân. Thông thường, khi chúng ta bị đau đầu hay sử dụng paracetamol. Tuy nhiên việc điều trị đau đầu phải có sự thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ.

Mặc dù, NattoEnzym không giúp cải thiện tình trạng đau đầu nhưng có thể cải thiện tình trạng tê yếu tay chân, xây xẩm, chóng mặt… vì đây là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Hỏi: Mẹ tôi bị cao huyết áp, đã thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc huyết áp hằng ngày nhưng huyết áp luôn ở ngưỡng 170, có khi 180. Nếu bổ sung NattoEnzym thì có được ngưng thuốc huyết áp hay không?

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: Trong trường hợp bị cao huyết áp và đang uống thuốc huyêt áp thì nên uống đúng liệu trình của bác sĩ. Mặc dù NattoEnzym có hỗ trợ điều trị huyết áp nhưng nếu chúng ta có bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp hay các bệnh lý khác thì vẫn nên tuân thủ điều trị của bác sĩ và có thể bổ sung thêm NattoEnzym.

Hỏi: Thưa bác sĩ, việc chăm sóc, chế độ ăn uống, tập luyện sau đột quỵ như thế nào để nhanh hồi phục và tránh tái phát, bác sĩ vui lòng tư vấn để chăm sóc cho người nhà ạ.

BS Lương Lễ Hoàng đáp: Việc phòng tránh tái phát cần đòi hỏi một chương trình toàn diện, mà điều này ở xứ ta còn thiếu. Hơn nữa, việc tập luyện vật lý trị liệu sau đột quỵ cần phải duy trì lâu dài, không phải tập vài tháng thấy không biến chuyển liền ngừng lại, đổi qua cái khác.

Đối với bác sĩ, để tránh tái phát là làm cho máu thông thoáng, tác động tích cực lên tinh thần của người bệnh. Còn đối với người bị đột quỵ cần phải có tinh thần lạc quan, chủ động hợp tác tập luyện.

Hiện nay, tập vật lý trị liệu ở nước ta mang tính chất thụ động. Người bệnh chỉ đợi có thầy thuốc hướng dẫn mới chịu tập chứ không chủ động tập luyện ở nhà thì khoảng thời gian ngưng tập đó có thể làm cho máu không lưu thông. Do đó, kỹ thuật viên không chỉ tập giúp người bệnh mà còn phải hướng dẫn thân nhân để có thể tập luyện tốt tại nhà.

Ở nước ngoài, họ còn tập từ lúc cấp cứu chứ không phải như nước ta xong xuôi đâu đó mới tập. Tập luyện cho đừng cứng khớp, đừng teo cơ mới là điều quan trọng nhất, kế đến là tinh thần nghị lực, lạc quan cũng là yếu tố cần thiết để phục hồi sau đột quỵ và phòng ngừa tái phát.

Hỏi: Tôi đang dùng thuốc điều trị tiểu đường. Nếu sử dụng thêm NattoEnzym có gây tương tác thuốc không? Xin cám ơn.

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: NattoEnzym có thành phần hoạt chất lên men từ đậu nành hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng, dùng mỗi ngày đề phòng bệnh tai biến.

Đối với toa thuốc trị bệnh đái tháo đường thì hoàn toàn có thể dùng thêm NattoEnzym mà người bệnh không nên lo lắng. Nếu uống men NattoEnzym và thuốc đặc hiệu thì Nattoenzym hỗ trợ thuốc đặc hiệu chứ không gây tương tác thuốc.

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên mang đến cho khách tham dự hội thảo giải đáp nhiều thắc mắc về cách sử dụng, bảo quản thuốc... sao cho hợp lý và khoa học

Hỏi: Tôi bị huyết áp cao và mỡ máu, dùng NattoEnzym có cần giảm liều? Khi sử dụng lưu ý điều gì?

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: Bệnh nhân bị huyết áp cao và mỡ máu không nên giảm liều, cần bổ sung đủ 2000 FU Nattokinase mỗi ngày và nên tuân thủ đảm bảo để có hiệu quả phòng ngừa.

Thuốc đặc trị nên uống theo phác đồ điều trị của BS.

Hỏi: NattoEnzym nên uống vào thời điểm nào?

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: NattoEnzym phòng ngừa tai biến mạch máu não thích hợp với người có bệnh huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu, béo phì…

Nếu người có sức khỏe bình thường, không có bệnh lý, gia đình không có yếu tố bệnh di truyền thì ngoài 40 tuổicũng  nên uống phòng ngừa.

Uống NattoEnzym có thể phòng ngừa cho mạch máu 90 năm.

Hỏi: Vì sao xem bóng đá có thể dẫn đến đột quỵ thưa BS? Dạo này có World Cup ông xã nhà tôi cứ sáng đêm với trái bóng. Tôi lo quá. Những người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch nên xem bóng đá thế nào để tránh đột quỵ? Chân thành cảm ơn.

BS Lương Lễ Hoàng đáp: Không chỉ riêng bóng đá mà thức khuya đều bất lợi cho sức khỏe. Nếu yêu bóng đá quá thì phải uống nhiều nước và bổ sung thêm NattoEnzym nhé.

Hỏi: Kính hỏi bác sĩ, sau khi bị đột quỵ có được đi tàu hỏa, máy bay? Người bị đột quỵ khi đi lại bằng các phương tiện giao thông cần lưu ý gì?

BS Lương Lễ Hoàng đáp: Đột quỵ sau khi phục hồi thì đi phương tiện nào cũng được, nhưng lưu ý trước khi đi nên uống thuốc loãng máu, 1-2 đêm trước khi đi thì người bệnh thường căng thẳng, vì vậy phải làm sao để huyết áp ổn định và máu loãng, điều này có thể uống thuốc và sống vui vẻ, giữ tinh thần lạc quan.

Có bệnh nhân bị đột quỵ nhẹ nhưng tình hình tiến triển nặng hơn là do bi quan. Cũng có bệnh nhân tình trạng bệnh nặng hơn nhưng họ có động cơ sống mãnh liệt thì khả năng phục hồi rất cao. “Làm sao để lạc quan khi lỡ bị bệnh?” là câu hỏi mà nhiều tổ chức y tế luôn hướng đến điều trị cho người bệnh.

Những nụ cười tươi rói và tràng vỗ tay vang khắp hội trường bởi những ví dụ hóm hỉnh của BS Lương Lễ Hoàng

Hỏi: Đã bị tai biến mạch máu não 1 lần, có nên dùng Nattoenzym để phòng ngừa lần 2?

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: Đã từng bị tai biến mạch máu não lần 1 nên uống phòng ngừa lần 2. Lần 2 sẽ nặng hơn và như là lần cuối. Nếu bị tai biến lần 1 thì sau khi bị tai biến (bệnh nhân đã tập vật lý trị liệu khoảng 6 tháng sau tai biến) thì nên uống NattoEnzym để phòng ngừa.

Hỏi: Trường hợp nào không nên dùng Nattokinase?

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: NattoEnzym Không nên dùng trong trường hợp phụ nữ có thai, cho con bú và đang hành kinh.

Hỏi: Uống NattoEnzym bao lâu thì ngưng?

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: Nhà sản xuất khuyên người sử dụng nên uống sáng 1 viên, tối 2 viên. Nếu người bệnh quên uống buổi sáng thì buổi tối uống 3 viên, đảm bảo đủ 2000 FU Nattokinase mỗi ngày, uống liên tục mỗi ngày không ngưng.

Nhà sản xuất khuyên bạn nên uống bởi thuốc không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Hỏi: Tôi thấy sản phẩm NattoEnzym sử dụng đơn vị FU, vậy nhờ dược sĩ giải thích thêm về điều này. Xin cảm ơn.

DS.CK1 Châu Thị Bích Liên đáp: Đây là một điểm khá đặc biệt của sản phẩm NattoEnzym so với những sản phẩm khác trên thị trường. Thông thường, với những sản phẩm khác có cùng hoạt chất Nattokinase thì đơn vị đo lường các nhà sản xuất sử dụng là miligam.

Dược Hậu Giang sử dụng đơn vị đo lường là FU vì đây là liều khuyên dùng theo tiêu chuẩn Nhật Bản - 2000 FU Nattokinase mỗi ngày. Đó cũng chính là lý do Dược Hậu Giang sử dụng đơn vị này, được khuyên dùng bởi nhà sản xuất JBSL và được hiệp hội Nattokinase Nhật Bản chứng nhận.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Natto Enzym của Dược Hậu Giang chứa hoạt chất Nattokinase là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam được cấp dấu chứng nhận sau khi trải qua các khâu kiểm tra khắt khe của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” do AloBacsi phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược phẩm Hậu Giang tổ chức nhằm đẩy mạnh việc tư vấn phòng ngừa và ứng phó với các bệnh tim mạch, nội thần kinh, đặc biệt là đột quỵ.


Thực hiện: Lê Bình - Viết Hưởng - Phương Nguyên - Hải Yến
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X