Hotline 24/7
08983-08983

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao lâu là đủ?

Ngủ đủ giấc trẻ sẽ thông minh hơn, vì giấc ngủ giúp khôi phục lại năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể sản sinh được các hormon tăng trưởng và phát triển, giúp các hoạt động hàng ngày của trẻ được liên tục và hiệu quả. Thời gian ngủ là thay đổi theo từng độ tuổi.



NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Xin BS cho biết, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có diễn tiến như thế nào qua các mốc thời gian phát triển ạ? Và đến khi nào, trẻ sẽ có đồng hồ sinh học như người lớn? (3 tháng đầu đời, 6 tháng… )

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 50 phút. Một giấc ngủ dài bao gồm nhiều chu kì ngắn, mỗi chu kì được bắt đầu bằng giấc ngủ nông (ngủ và mơ cùng lúc) và tiếp tục đi vào giấc ngủ sâu. Hiện tượng này kéo dài đến khoảng tháng tuổi thứ 6. Do đó, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ diễn tiến qua các mốc thời gian phát triển như:

Thời gian ngủ cho trẻ từ lúc mới sinh đến 4 tuần tuổi: Ở độ tuổi này trẻ thường ngủ từ 18-20 giờ mỗi ngày và chia làm nhiều cữ theo nhu cầu bú và đi vệ sinh của trẻ, mỗi giấc ngủ khoảng 30 phút đến 2 giờ. Đối với các trẻ sinh non và có vấn đề về đường tiêu hóa sẽ có giấc ngủ ngắn hơn. Trong thời gian này trẻ chưa hình thành được chu kỳ ngủ theo chu kỳ ngày đêm như người lớn được.

Thời gian ngủ cho trẻ từ 1-3 tháng: Độ tuổi này trẻ thường ngủ từ 14-15 giờ mỡi ngày. Thời gian ngủ có thể kéo dài một vài phút đến vài giờ. Trong giấc ngủ, chúng thường hoạt động, co giật tay chân, mỉm cười, bú và thường xuất hiện không ngừng nghỉ. Từ 6 tuần trở đi đã có thể hình thành chu kỳ ngủ ngày đêm của trẻ nên mẹ cần tập cho trẻ nhận biết ngày và đêm bằng cách ban ngày thì bật đèn cho sáng và tạo tiếng ồn, chơi nhiều với trẻ, khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ có thể sử dụng khăn mềm ướt rửa mặt cho trẻ tỉnh ngủ. Ban đêm nên tạo không gian yên tĩnh và tắt đèn kể cả đèn ngủ.

Thời gian ngủ cho trẻ 3- 6 tháng tuổi trẻ sẽ ngủ ít hơn so với thời kỳ sơ sinh. Ở khoảng tuổi này, trẻ có nhu cầu ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày. Vào ban ngày, trẻ sẽ ngủ 3 đến 4 giấc. Trẻ sẽ tỉnh dậy vài lần trong đêm, hoàn toàn không liên quan đến nhu cầu ăn hay thay tã.

Bắt đầu từ tháng tuổi thứ 4 trở đi, giờ thức, giờ đi ngủ và giờ ăn dần dần được thực hiện đúng giờ. Việc này giúp trẻ kéo dài khoảng thời gian thức vào ban ngày, và khoảng thời gian ngủ vào ban đêm. Để làm được việc này, mẹ nên giúp trẻ cảm nhận sự khác biệt rõ rệt giữ ngày và đêm.

Ban ngày, trẻ cần được đặt ở nơi có ánh sáng, ban đêm ở nơi tối hoàn toàn. Chăm sóc và nói chuyện với trẻ ban ngày; vào đêm, mọi chăm sóc cần được thực hiện trong im lặng, và trong ánh sáng mờ. Tập cho trẻ quen dần đến 1 tuổi, trẻ sẽ có đồng hồ sinh học như người lớn.


2. Vì sao 3 tháng đầu trẻ ngủ nhiều vậy ạ? BS có thể cung cấp lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 3 tháng đầu đời để các phụ huynh nắm rõ không ạ? Và chúng ta có cần theo đúng lịch này không, hay du di cũng được, miễn là bé khỏe?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Đối với trẻ sơ sinh, trung bình các trẻ có thể ngủ từ 18- 20 giờ mỗi ngày. Khi trẻ đến 3 tháng tuổi thì ngủ ít hơn tí từ 14-15 giờ mỗi ngày. Trong đó, một giấc ngủ của trẻ lại có thời lượng khá ngắn, chỉ kéo dài từ khoảng 2- 3 tiếng là vì dạ dày của trẻ lúc này còn rất nhỏ nên không thể bú no hết trong một lần mà buộc phải ngủ giấc ngắn, rồi thức dậy nhiều lần trong ngày để bú sữa. Vậy, trẻ sơ sinh ngủ nhiều mà nguyên nhân là:

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều?. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều để phát triển kích thước cơ thể trong những tháng đầu đời vì trong thời gian bé ngủ, cơ thể đã tiết ra hoocmon tăng trưởng rất nhiều, để giúp trẻ sơ sinh có thể lớn lên thật nhanh .

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều để cho não bộ của trẻ sẽ có nhiều điều kiện để phát triển, từ đó giúp trẻ trở nên thông minh phát triển trí tuệ.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều để hệ miễn dịch có cơ hội phát triển và tăng cường khả năng hoạt động mỗi ngày, nhằm giúp bé được khỏe mạnh hơn trong suốt quá trình lớn lên.

Lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 3 tháng đầu đời:

Giai đoạn từ mới sinh đến 1 tháng tuổi :
Trẻ chưa thể phân biệt được ngày và đêm nên thời gian thức ngủ xen kẽ. Trẻ ngủ 4 giấc/ngày, mỗi giấc ngủ khoảng 30 phút đến 2 giờ,thời gian thức tối đa là từ 30-45 phút. Trẻ bú khoảng 10 lần/ ngày.

GiờHoạt động 
Lưu ý
      7g-8g sáng                                            
    Thứcgiấc      
Mở rèm cửa cho ánh sáng chiếu vào phòng ngủ trẻ
Lấy khăn mềm nhúng nước ấm lau mặt cho trẻ, thay tã, bú sữa,…
Sau 1 tuần sinh, nếu kết quả kiểm tra sức khỏe của trẻ không có vấn đề gì thì mẹ nên đưa trẻ ra phòng ngoài đi dạo từ 5-10 phút rồi phơi nắng trẻ từ 10-15 phút.
8g - 10g sáng Ngủ           

10g - 10g30 sángBú sữa Nếu bé bú sữa mẹ: Cho trẻ bú theo nhu cầu và mẹ cần uống thêm sữa và nước thật nhiều
Bé bú bình: trẻ có thể bú từ 30-140ml/lần và cứ 3 tiếng bú một lần.
Khi trẻ bú nên ôm trẻ, tạo cảm giác ấm áp, nhìn trìu mến trẻ, nói chuyện vuốt ve trẻ.
Hãy để mọi âm thanh, tiếng động diễn ra như bình thường
10g30 - 12g30 trưaNgủ trưa
12g30 - 1g chiềubú sữa Khi con tròn 1 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm vào ban ngày từ 10 giờ sáng đến 03 giờ chiều.
Mẹ nên vỗ lưng để trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú sữa
1g30 - 3g30 chiềuNgủ chiều
3g30 - 4g chiềubú sữa
4g30 - 6g30 chiềuNgủ chiều
6g30 - 7g tốiBú  sữa
7g – 10g tốiNgủ đêmCho trẻ ngủ trong phòng tối đèn
10g30 tối bú sữaKhi cho trẻ bú sữa bữa đêm, nên yên lặng và ở trong phòng ánh sáng đèn ngủ.
11g đêm- 1g sángNgủ đêm
1g - 1g30 sángbú sữa
1g30 - 4g sángNgủ đêm
4g30 sángbú sữa
5g - 7g sángNgủ 

   
Lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 2-3 tháng tuổi: trẻ giảm thời gian ngủ xuống chỉ còn khoảng 3-5 giấc/ngày, giấc ngủ ngày là 2 tiếng, có thể thức được từ 1,5 - 2 giờ.

Giờ
Hoạt độngLưu ý
7g sángThức giấcKéo rèm, bật đèn cho phòng sáng
Thực hiện các hoạt động buổi sáng như lau mặt, thay tã
7g30-8g sángBú sữa
Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho trẻ bú và tập cho trẻ bú theo một giờ cố định.
Phơi nắng trẻ 10-15 phút.
Trẻ 2-3 tháng ăn từ 100-180ml/lần/3 tiếng một lần
8g - 9gHoạt động cho trẻ sơ sinhĐi dạo ở những nơi không khí trong lành.
Vận đồng tay chân gấp duỗi hay bóp tay chân cho trẻ. Chơi với con hoặc để tự nằm chơi
9g - 10g30 sángNgủ sáng 

10g30 - 11g sáng Bú sữa
Trò chuyện, vuốt ve trẻ trong khi cho ăn
Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho trẻ
11g -12g trưaHoạt động cho trẻ sơ sinhTập các bài thể dục cho trẻ
Chơi với con hoặc để  tự nằm chơi
12 giờ -2 giờ 30 chiều Ngủ trưa
2g30 - 3g chiều
Bú sữaTrò chuyện, vuốt ve trẻ trong khi cho con ăn
Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho trẻ
3g - 4g chiềuHoạt động cho trẻ
Tập các bài thể dục cho trẻ
Chơi với con hoặc để trẻ tự nằm chơi
Tắm trẻ, massage nhẹ nhàng cho trẻ.
4g  - 4g45 chiềuNgủ chiềuCho trẻ ngủ từ 30 - 45 phút
Nên đánh thức trẻ dậy trước 5 giờ chiều
5g - 6g chiềuBú sữa
6g chiều - 7g tốiĂn sữaCho trẻ ăn trong phòng ánh sáng vàng mờ
Để trẻ ăn thật no theo nhu cầu
Tránh để trẻ thiếp đi trong lúc ăn sữa
7g - 10g tốiNgủ đêmCho trẻ ngủ trong phòng tối
10g30 tốiBú sữa
11g đêm - 2 giờ sáng
Ngủ đêm
2g30 sángBú sữa

3g - 7g sángNgủ đêm


Chú ý :

Trẻ khóc vào ban đêm không phải lúc nào cũng có nghĩa là con đói. Trẻ sơ sinh thường mơ ngủ và khóc 1 tiếng 1 lần. Do đó, nếu trẻ khóc, hãy đợi từ 2-3 phút rồi mới can thiệp.

Dù sữa mẹ ít thì cũng không nên tăng số bữa đêm mà nên tăng bữa sữa vào ban ngày.

Khi trẻ ngủ không nên đánh thức trẻ dậy. Mẹ chỉ cần lưu ý kéo rèm hoặc bật đèn sáng khi con thức giấc vào buổi sáng và tắt đèn tối vào ban đêm. Tuyệt đối không bồng trẻ ra ngồi chơi bật đèn sáng trưng vào ban đêm.

Dựa vào nhu cầu hàng ngày của trẻ mà mẹ có kế hoạch sinh hoạt chuẩn cho con. Tập cho trẻ quen dần với lối sống sinh hoạt của gia đình theo thứ tự, chứ không áp đặt một thời gian biểu do tự mình đặt ra. Sau vài tuần đầu tiên, hầu hết các trẻ đều hình thành thói quen ngủ, chơi và ăn uống rất trơn tru. Lịch trình sinh hoạt của trẻ không nhất thiết phải thực hiện đúng ngày này sang ngày khác, mà là sự xáo trộn rất khoa học và thông minh để ba mẹ vừa thoải mái, trẻ cũng được đáp ứng nhu cầu đầy đủ. Điều này cũng đồng nghĩa mẹ phải “du di” cho trẻ rất nhiều trong giờ giấc sinh hoạt.


3. Nếu bé sơ sinh ngủ bỏ qua cữ bú thì có nên đánh thức bé dậy không, thưa BS? Nếu để bé ngủ luôn và sau đó cho bú bù lại có được không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Trẻ sơ sinh ngủ bỏ qua cữ bú thì không nên đánh thức dậy vì trẻ không bú vài cữ những vẫn vui vẻ, khỏe mạnh bình thường thì không có gì đáng lo cả. Hãy để trẻ bú theo nhu cầu, vừa tốt với trẻ vừa đem lại tâm lý thoải mái cho mẹ. Thông thường, trẻ sẽ bú ngoan trở lại khi cảm thấy đói, nên hãy để trẻ ngủ luôn. Sai lầm lớn nhất của mẹ là luôn cho trẻ bú nhiều hơn so với nhu cầu thực tế (đặc biệt là với các trẻ uống sữa công thức), khiến dạ dày trẻ phải làm việc quá nhiều và quá sớm. Tuy nhiên, nếu cảm thấy không yên tâm, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.


4. Nhờ BS hướng dẫn cách để bé sơ sinh quen dần với việc thức - ngủ theo đúng ban ngày - ban đêm?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Trẻ sơ sinh thường ngủ trung bình 18-20 giờ  mỗi ngày. Vậy nên bước đầu tiên là phải cho trẻ cảm nhận được sự nối kết giữa bóng tối và giấc ngủ, giữa ánh sáng và lúc thức tỉnh. Trong vòng 10 tuần, trẻ sẽ có thể hiểu được rằng nên ngủ lâu hơn vào ban đêm.

Ban ngày, cho trẻ làm quen với sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống bình thường nhưng vào những giờ bú đêm thì nên tránh gây ồn ào. Nói chuyện  nhỏ nhẹ và không tiếp xúc mắt với trẻ nhiều. Kết hợp thêm bóng tối và thanh âm tĩnh mịch nữa, sẽ giúp trẻ từ từ hiểu được rằng ban đêm là để ngủ.


5. Bé sơ sinh cũng thường hay khóc đêm, có phải do bé đói hay không ạ? Theo BS, với trẻ khóc đêm thì khi nào nên cho bú, khi nào chỉ cần dỗ dành? Chúng ta có thể phân biệt nhu cầu của bé qua tiếng khóc không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Trẻ sơ sinh cũng thường hay khóc đêm, có thể do trẻ đói, trẻ thường khóc và mút ngón tay thì cho trẻ bú, cũng có khi không phải trẻ đói mà là  khóc là báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên. Sau khi sinh, trẻ có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đến tuần thứ 6-8. Sau thời gian này, trẻ khóc sẽ giảm dần cho đến tháng thứ tư. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm, vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài nên dỗ dành trẻ.

Thông thường, trẻ khóc khi có nhu cầu của mình như trẻ cần thay tã, đang đói hay cảm thấy đau. Một số trẻ khóc vì cảm thấy không thoải mái hoặc chỉ cần được dỗ dành.

Ngoài tiếng khóc, mẹ có thể quan sát một số cử chỉ của trẻ khi khóc mà phân biệt được nhu cầu của trẻ. Chú ý những hành động nhỏ của trẻ để mẹ nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân làm con khóc mà giải quyết.

Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ ngon. Ảnh minh họa - nguồn Internet

1. Tiếng khóc của bé rất to, lặp đi lặp lại, và ngày càng to hơn, thậm chí bé sẽ gào thét, gắt gỏng
Con đang cố gắng cho bạn biết là: con đói bụng

Khi đói bụng, tiếng khóc của bé thường lặp đi lặp lại và không dừng cho đến khi mẹ bắt được tín hiệu. Các mẹ nên biết rằng, vì gào khóc nhiều khi đói, bé sẽ nuốt nhiều không khí, dẫn tới bị đầy hơi và điều này càng khiến bé khó chịu rồi khóc nhiều hơn. Vì thế, ngay khi nhận ra con đói, hãy cho bé ăn, trước khi con bị kích động.

Một số dấu hiệu khác: miệng chóp chép, mút tay, dụi mặt vào ngực mẹ, há miệng, nếu mẹ để ý sẽ thấy nước miếng chảy quanh miệng bé…

2. Sau khi ăn xong, bé khóc to, dữ dội

Con đang cố gắng cho bạn biết là: con cần được ợ hơi

Kêu ầm lên ngay khi vừa được cho ăn thường là minh chứng của việc bị đau bụng, bé sẽ khó chịu cho tới khi được ợ hơi. Những lúc bé như vậy, mẹ nên cho biện pháp giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu nàu. Mẹ có thể bế bé đứng thẳng và quay mặt vào ngực mình, cằm tựa lên vai, sau đó nhẹ nhàng vuốt lưng bé. Có một số mẹ lại đặt bé lên đầu gối, một tay đỡ ngực bé và nâng cằm, tay kia vỗ lưng nhẹ. Mẹ nên nhớ lót một chiếc khăn mỏng dưới cằm con, đề phòng bé trớ ra.

Một số dấu hiệu khác cho thấy bé cần được ợ hơi là bé co đầu gối lên ngực. Hãy giúp con bằng cách đặt bé nằm ngửa, giữ chân con và di chuyển chân như động tác đạp xe.

3. Tiếng khóc của bé có vẻ cáu kỉnh và đan xen giữa tiếng cười và tiếng khóc, thậm chí có lúc bé gào lên

Bé muốn nói: Con bị kích thích quá mức

Bé đang nhận được quá nhiều kích thích từ các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, âm thanh ồn ào hay bé được truyền tay qua hết người này tới người khác. Bé có thể cảm thấy thích như vậy, nhưng khi nó diễn ra quá nhiều hoặc vượt quá mức chịu đựng của bé, con sẽ khó chịu. Đó là lí do tại sao đôi khi bé hòa âm giữa tiếng khóc và tiếng cười.

Một số dấu hiệu khác là: Bé quay đầu khỏi nơi có quá nhiều kích thích. Nhiều trẻ sơ sinh thích được bảo vệ bằng cách quấn chặt trong tã khi xung quanh quá ồn ào. Khi bé bị quá tải bởi âm thanh, mẹ nên bế bé đến cho yên tĩnh hơn, tránh để bé trở nên quá khích.

4. Bé khóc ê a, ngắt quãng, khóc rồi lại nín. Khi mẹ dỗ thì be sẽ nín nhưng sau đó lại khóc

Bé muốn nói gì với mẹ: Con buồn ngủ

Bố mẹ thường bỏ qua tiếng khóc buồn ngủ của con, nhất là khi nó rơi vào thời gian họ không mong đợi. Giấc ngủ của trẻ là vô cùng quan trọng, nếu để trẻ ngủ thiếu giấc sẽ ảnh hưởng sức cũng khỏe cũng như trí tuệ của trẻ sau này. Có những ngày bé lúc nào cũng buồn ngủ,nhưng cũng có lúc mẹ cố gắng dỗ mà con không chịu ngủ. Thậm chí nếu con vừa có một giấc ngủ ngắn một giờ trước, mà bé vẫn ê a khóc thì có thể là con vẫn chưa ngủ đủ và cần ngủ tiếp.

Dấu hiệu khác: Bé dụi mắt, khóc trong khi mắt nhắm và ngáp.

5. Tiếng khóc của con có vẻ lạ, khác hẳn mọi lần

Bé muốn nói với mẹ là: Con bị ốm

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh bị ốm khác hẳn tiếng khóc do đói hay buồn chán. Nếu mẹ thấy tiếng khóc của con có vẻ khác lạ, hay bé không thể ngưng khóc suốt vài giờ, hãy tin cho con đi khám trước khi có điều đáng tiếc xảy ra.

Dấu hiệu khác là: Bé sốt, bé không muốn ăn, bé ngủ li bì hay khó ngủ, lượng nước tiểu ít hay có những hành vi khác thường ngày.

Trẻ quấy khóc do nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa - nguồn Internet

6. Mẹ đã cố gắng vận dụng tất cả mọi cách mà vẫn không thể cắt được tiếng khóc to, liên tục của con. Và điều này không xảy ra một lần. Con khóc như thế hằng ngày và kéo dài nhiều giờ

Con muốn nói với mẹ là: Con mắc hội chứng Colic – khóc dạ đề

Colic - Hội chứng quấy khóc kéo dài là một thuật ngữ được dùng để mô tả việc một em bé khỏe mạnh khóc quá nhiều, khóc không ngừng ở các bé có thể chất khỏe mạnh. Nếu con bạn dưới 5 tháng tuổi và khóc nhiều hơn 3 giờ một ngày, hơn 3 ngày tronng một tuần, hơn 3 tuần trong một đợt, thì có lẽ bé bị hội chứng này. Đây không phải là một bệnh và không gây hại về sức khỏe lâu dài cho bé nhưng làm cả bé và bạn đều mệt.

Con thường quấy khóc từ 18g cho tới nửa đêm mà mẹ không thể dỗ nín. Tuy nhiên, những thời gian khác trong ngày bé vẫn ăn ngoan, ngủ ngon thì đó là khóc dạ đề. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi con lớn lên mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Khóc dạ đề không phải là bệnh lý, nên nếu con quấy khóc kèm theo những biểu hiện khác như ra mồ hôi trộm hoặc biếng ăn, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ Nhi khoa để phát hiện bệnh.

Dấu hiệu khác: Ở hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh, hầu hết các bé đều khóc không lý do rõ ràng, đặc biệt là vào đầu buổi tối. Khi khóc, trẻ với hội chứng này thường quấy gắt, ôm chặt bụng, đạp chân, khóc thét lên khiến nhiều bố mẹ dễ nhầm là con bị đau bụng.


6.Theo BS, tư thế ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào là hợp lý?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Tư thế nằm của trẻ sơ sinh nên nằm là tư thế ngửa hoặc nghiêng. Trong tư thế ngửa, cơ của trẻ luôn trong tình trạng thoải mái nhất. Lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng không gặp bất cứ trở ngại nào.

Các nội cơ quan như tim, dạ dày cũng không phải chịu sự chèn ép hay gặp áp lực. Đặc biệt, nằm nghiêng hay ngửa giúp trẻ không bị trớ khi ăn xong bởi dạ dày của em bé nằm chếch bên phải.

Ngoài ra, trong tư thế này, mẹ dễ dàng sửa tay, chân con nếu bị vướng hoặc quan sát xem những biểu hiện trên gương mặt trẻ trong lúc ngủ. Đây cũng chính là tư thế khá an toàn và hợp lý cho trẻ.


7. Dấu hiệu nào cho thấy bé sơ sinh thật sự bị mất ngủ ạ? Lúc này cha mẹ nên làm gì để giúp bé ngủ đủ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Dấu hiệu cho thấy bé sơ sinh thật sự bị mất ngủ: trẻ ngủ không yên, trằn trọc, quấy khóc, lăn lóc xoay ngang, xoay dọc trên giường, hay giật mình, chỉ một tiếng động nhỏ đã bừng tỉnh dậy, trẻ ngủ ít, vào giấc ngủ khó khăn, đi ngủ rất muộn... Chính vì ngủ ít nên trẻ rất mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn.

Giấc ngủ đối với trẻ em là vô cùng quan trọng, khi trẻ có những dấu hiệu mất ngủ thì cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khắc phục, nếu cần thiết thì nên đưa trẻ đi bệnh viện để bác sĩ khám chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nên tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ để trẻ ăn ngon mau lớn và khoẻ mạnh.


8. Trường hợp bé ngủ quá ít hay quá nhiều so với độ tuổi thì có đáng ngại không, thưa BS? Nếu ngủ ít quá bé có nguy cơ kém phát triển chiều cao không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Trường hợp bé ngủ quá ít hay quá nhiều so với độ tuổi thì đều không tốt cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ ít không phải là chuyện hiếm gặp và cũng khiến cho không ít mẹ phải mệt mỏi. Quan trọng hơn, tình trạng trẻ ngủ ít còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, nếu kéo dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, thấp còi, ăn uống kém...


9. Một số trẻ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày, đến đêm lại thức dậy chơi. Cha mẹ nên làm gì để giúp bé điều chỉnh lại lịch sinh hoạt ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Một số trẻ có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày, đến đêm lại thức dậy chơi là do trẻ quen từ lúc trong bụng mẹ. Cha mẹ nên điều chỉnh lịch sinh hoạt của trẻ lại như :

Đầu tiên hãy đánh thức trẻ dậy vào buổi sáng thay vì để trẻ tự thức dậy.

Trong suốt cả ngày, hãy chơi với bé nhiều hơn, nếu thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, hãy đánh thức trẻ và cho trẻ bú.

 Luôn kéo rèm để ánh sáng chan hòa trong phòng và tự tạo ra những tiếng ồn. Đừng tắt chuông điện thoại hay đóng cửa phòng...

 Tuyệt đối không tham gia chơi với trẻ khi trẻ thức đêm. Hãy tắt hết đèn, chỉ để ánh sáng lờ mờ để cho trẻ bú và thay tã, giữ yên lặng, di chuyển thật chậm và nói thật nhỏ...

 Vào buổi tối, hãy tạo cho trẻ một thói quen đi ngủ: chơi nhẹ nhàng, đọc sách, tắm nước ấm, thay quần áo, tắt đèn, hát ru, vỗ về...

 Hãy lặp đi lặp lại các nguyên tắc này từ vài ngày đến vài tuần và dù thế nào cũng không được thay đổi để trẻ quen vói nề nếp này.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn về thời gian ngủ của trẻ. Ảnh: Viết Hưởng


10. Trẻ nhỏ nên ngủ trưa bao lâu là đủ ạ? Nhiều trẻ mải chơi không chịu ngủ trưa thì cha mẹ có nên ép trẻ nằm yên hết giấc trưa không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Trẻ ngủ trưa sẽ giảm dần theo độ tuổi của trẻ. Khi trẻ sơ sinh, trẻ có thể ngủ gần như suốt cả ngày. Nhưng khi trẻ 4 tháng tuổi sẽ cần khoảng 4 đến 6 giờ để ngủ trưa. 6 tháng tuổi, trẻ có xu hướng ngủ ít hơn một chút, cần khoảng 3 đến 4 giờ.

Khi trẻ được 1 tuổi thì trẻ ngủ trưa khoảng 2-3 giờ để ngủ. Khi trẻ được 2 tuổi chỉ cần một giấc ngủ ngắn trong khoảng 1 đến 2 giờ ngủ trưa là đủ.

Nhiều trẻ mải chơi không chịu ngủ trưa thì cha mẹ nên:

Trước giờ ngủ trưa, không nên cho trẻ chơi đùa quá mức. Tránh những trò chơi mang tính thể chất mạnh như chạy nhảy, đá bóng… Không nên cho trẻ xem ti vi, điện thoại, đặc biệt là những chương trình mà trẻ yêu thích tại khoảng thời gian này.

Cho trẻ có một không gian ngủ yên tĩnh, ánh sáng nhẹ. Dọn dẹp phòng sạch sẽ, ngăn nắp và thơm tho, mát mẻ, cho trẻ nghe nhạc, ép cho trẻ nằm và tập cho trẻ ngủ đúng giờ.

Cha mẹ trẻ hãy quan sát con thật kỹ và nắm được nhu cầu ngủ bình thường của con theo độ tuổi để cho con được ngủ trưa đầy đủ. Bởi vì cho trẻ ngủ trưa đúng cách sẽ rất có lợi vì trẻ vừa tỉnh táo, mạnh mẽ hiếu động trong ngày vừa cho thêm năng lượng để phát triển các kĩ năng cần thiết của trẻ.

Thực hiện: Thanh Thủy - Ảnh: Viết Hưởng
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X