Hotline 24/7
08983-08983

Bơi lội ở biển quá nhiều, tăng nguy cơ nhiễm trùng da

Dù bơi lội trong biển mang lại nhiều sảng khoái và thú vị, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy, tắm, bơi lội trong biển quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trong cuộc họp "ASM Microbe 2019"diễn ra tại Mỹ, Marisa Hayman Nielsen, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết,các chuyên gia y học chứng minh được rằng, việc tiếp xúc với nước biển có thể làm thay đổi sự đa dạng và thành phần hệ vi sinh vật trên da người.

Cụ thể, tiếp xúc với các vùng nước biển quá nhiều cũng có thể dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng da...

Tắm, bơi lội trong biển quá nhiều có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật trên da. Ảnh: Pixabay.

Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra, khảo sát 9 tình nguyện viên tại một bãi biển, họ phải đáp ứng các tiêu chí gồm không sử dụng kem chống nắng, tiếp xúc thường xuyên với nước biển, không tắm trong vòng 12 giờ qua, không dùng kháng sinh trong sáu tháng trước.

Tiếp đến, các chuyên gia tiến hành kiểm định tình trạng da cứ sau 6 giờ, 24 giờ sau khi bơi lội dưới biển.

6 giờ sau khi bơi, các hệ vi sinh vật nước biển hoạt động mạnh trên da và sau 24 giờ thì chúng biến mất.

Chủng vi khuẩn này là các loài Vibrio (gây bệnh tả) được xác định hình thành trên da người sau khi bơi lội, tắm biển nhưng với tỉ lệ nhỏ.

24 giờ sau khi bơi, các vi khuẩn này biến mất. Chỉ có 1 trong 9 tình nguyện viên vẫn còn tồn tại vi khuẩn này trên da mặt.

"Mặc dù nhiều vi khuẩn Vibrio không gây bệnh nghiêm trọng, nhưng việc xuất hiện, tồn tại trong khoảng thời gian 6 giờ sau khi bơi có thể tạo điều kiện, thời gian thuận lợi cho vi khuẩn này lây nhiễm vùng mắt, tai, miệng, hệ tiêu hóa, nhiễm trùng da, nếu thói quen này diễn ra thường xuyên”, Nielsen nói.

Theo Thế Giới Tiếp Thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X