Hotline 24/7
08983-08983

Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP, làm sao phòng bệnh cho con?

Vi khuẩn HP dạ dày thường lây qua những người thân trong gia đình. Do đó, nếu trong gia đình có người đau dạ dày cần hết sức chú ý tránh lây nhiễm trẻ nhỏ.

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP dạ dày ở trẻ em thường lây qua những người thân trong gia đình.

Vi khuẩn Hp là một dạng xoắn khuẩn gram âm. Đây là vi khuẩn rất thường được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày ở người. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày là 30 - 50% ở những khu vực phát triển, 70 - 80% ở những khu vực đang phát triển. Đây là một tỉ lệ rất cao và cần hết sức lưu ý.

Vi khuẩn Hp có nhiều chủng với độc lực khác nhau. Những chủng vi khuẩn Hp độc lực mạnh có thể gây ra các vết loét dạ dày, viêm nhiễm niêm mạc dạ dày cũng như tiến triển thành ung thư.

Nguy hiểm hơn, virus HP đặc biệt dễ dàng lây nhiễm.  Những thói quen trong sinh hoạt, ăn uống,… không đảm bảo an toàn vệ sinh có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp trong nước bọt người bệnh sang cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Vi khuẩn HP dạ dày ở trẻ em thường lây qua những người thân trong gia đình. Do đó, nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp cần hết sức chú ý tránh lây nhiễm cho trẻ.

4 con đường lây lan của Virus HP

Lây qua đường Phân - Miệng: vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.

Dạ dày - Miệng : Nếu người có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

Dạ dày - Dạ dày : Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn Hp, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn Hp có thể nhiễm sang người không mang Hp.

Lây qua đường Miệng - Miệng: Vi khuẩn Hp được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể lây cho nhau.

Biện pháp hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình

Với tình trạng lây nhiễm HP gia đình ngày càng gia tăng cao gây ra những khó khăn trong điều trị HP như: điều trị thất bại hoặc đã điều trị khỏi lại có nguy cơ tái nhiễm từ người thân.

Mặt khác, lây nhiễm Hp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho các thành viên trong gia đình, nhất là đối tượng trẻ nhỏ. Nhưng việc điều trị HP ở trẻ nhỏ thường khó khăn hơn so với người lớn vì : trẻ khó tuân thủ điều trị theo phác đồ (do tác dụng phụ của thuốc, trẻ khó uống thuốc, uống không đúng liều, thời gian); vi khuẩn HP kháng thuốc.

Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là do vi khuẩn HP kháng thuốc. Việc trẻ nhiễm Hp và có bệnh lý dạ dày mà không được điều trị triệt để sẽ làm cho trẻ thường xuyên chán ăn, mệt mỏi  ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Chính vì vậy các bậc cha mẹ nếu có bệnh lý dạ dày do nhiễm HP thì cần được điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang trẻ, thông qua đó giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày trong đó có Ung thư dạ dày ở tuổi trưởng thành nếu trẻ không được điều trị tiệt trừ HP sớm.

Ngăn ngừa lây nhiễm HP bằng cách nào?

Thói quen ăn uống không hợp lý và kém đảm bảo vệ sinh chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Hp có thể xâm nhập và làm hại dạ dày của bạn. Do đó, trong việc lựa chọn, chế biến và sử dụng thức ăn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

-  Thực hiện ăn chín, uống sôi, phải vệ sinh các vật dụng nấu ăn sạch sẽ. Tránh ăn những món ăn tươi sống như gỏi, nem, rau sống, tiết canh…

-  Với trẻ nhỏ, bạn không nên đút mớm thức ăn cho bé. Vì khi mớm thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp từ người lớn.

-  Phải lựa chọn và sử dụng những loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, dùng nguồn nước sạch để chế biến các món ăn và uống hàng ngày.

- Sử dụng thực phẩm sạch tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp

- Không nên ăn những quán không hợp vệ sinh, bởi đây là những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm vi khuẩn Hp…

- Nếu như trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp, bạn cần đưa đi chữa trị, thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người khác như không dùng chung chén nước mắm, bát đũa, không để người bị bệnh gắp thức ăn cho mình….

- Bát đũa sau khi rửa sạch nên tráng qua nước sôi để diệt sạch vi khuẩn.

Bên cạnh việc ăn uống hợp lý và sạch sẽ thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực cũng chính là một trong những cách giúp ngăn chặn nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp. Bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

-  Phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.

- Phải thường xuyên dọn dẹp nơi ở, đặc biệt là kh vực nhà bếp tránh tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn Hp xuất hiện và gây bệnh.

-  Nên lau chùi khu vực nhà tắm và khu vực vệ sinh thường xuyên để tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây hại tồn tại ở những khu vực này.

- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp thì không nên dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân với người đó và nên tráng qua nước sôi để diệt vi khuẩn cho những vật dụng mà người này sử dụng.

Theo Gia Đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X