Hotline 24/7
08983-08983

Biến chứng viêm quanh răng của bệnh đái tháo đường typ 2

Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ có tác động lớn đối với tình trạng vùng quanh răng.

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose máu. Biến chứng của đái tháo đường bao gồm hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, hạ đường huyết, nhiễm trùng, biến chứng thận, mắt, thần kinh, mạch máu và đặc biệt là biến chứng răng miệng (viêm lợi- viêm quanh răng) rất thường gặp.

Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ có tác động lớn đối với tình trạng vùng quanh răng: 

Nhiều nghiên cứu cho rằng đái tháo đường gây tổn thương mạch máu vùng lợi dẫn đến thay đổi chiều dài kích thước mô lợi, phá hủy và tái tạo mô lợi phát triển, dễ nhiễm trùng và chậm liền thương- đó là tình trạng tiến triển bệnh lí viêm quanh răng. Bệnh bao gồm 2 loại tổn thương chính là tổn thương khu trú tại lợi gây viêm lợi và tổn thương viêm nhiễm gây phá hủy toàn bộ hệ thống bám dính giữa răng và mô nâng đỡ vùng quanh răng như dây chằng, mào xương ổ răng, xương quanh răng làm lung lay răng và cuối cùng là dẫn tới nhổ răng.

Đái tháo đường và viêm quanh răng tuy là 2 bệnh riêng biệt nhưng có mối quan hệ tác động qua lại. Khi đường máu tăng cao thì tình trạng lợi viêm, apxe biểu hiện rõ ràng nhất. Đó là vòng xoắn bệnh lí làm bệnh nặng lên.

Vậy những bệnh nhân viêm quanh răng có tiền sử đái tháo đường typ 2 cần lưu ý gì:

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày :

- Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch các mảng bám, thức ăn đặc biệt vùng kẽ răng.

- Chải răng 2-3 lần sau bữa ăn bằng bàn chải mềm, đầu lông bàn chải được mài tròn; khi đánh răng tránh lực đánh ngang thân răng mà nghiêng 45 độ so với trục răng và xoay tròn. Nên thay bàn chải 3 tháng/1lần.

- Sử dụng các nước súc miệng như nước muối sinh lí, nước T-B, Listerin, chlohexidin, tinh dầu bạc hà…

- Khám và lấy cao răng định kì 6 tháng/1 lần.

Thấy các dấu hiệu bất thường như chảy máu, mủ chân răng, sưng lợi, đau nhức, ê buốt, ngứa lợi, lung lay, ăn nhai khó thì cần tới gặp nha sĩ sớm.

Những bệnh nhân đái thái đường typ 2:

- Cần kiểm soát tốt đường máu tốt với chỉ số Glucose máu và chỉ số HbA1c. Khi HbA1c < 7% sẽ giảm được các biến chứng, trong đó có biến chứng viêm quanh răng. 

- Trong trường hợp bị apxe hoặc lung lay răng không còn khả năng bảo tồn mà đường máu > 8mmol/l thì tạm hoãn để điều chỉnh đường máu kèm sử dụng các thuốc kháng sinh giảm sưng nề giảm đau. Tình trạng toàn thân và tại chỗ ổn định mới tiến hành xử trí.

Một số hình ảnh minh họa:

Viêm lợi                                   Áp xe răng                       Lung lay và mất răng
Viêm lợi - Áp xe răng - Lung lay và mất răng

Theo BS. Lê Thị Yến
Khoa Răng Miệng, Bệnh viện TƯQĐ 108

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X