Hotline 24/7
08983-08983

Bị viêm dạ dày, tôi phải làm sao để bệnh không tái phát?

Có một mẹo nhỏ giúp người bị đau dạ dày hết hẳn bệnh mà không tốn 1 viên thuốc nào, đó là dùng hột sầu riêng. Sử dụng đều đặn 3 tuần, những vết loét dạ dày sẽ lành lại...

Kính chào các chuyên gia. Em bị viêm hang vị dạ dày khoảng hơn 2 năm nay, bệnh tình hay tái phát. Do công việc phải đi làm ca nên nhiều hôm phải thức khuya dậy sớm, mỗi khi như vậy bệnh hay tái phát, rất đau và khó chịu.

Em đã đi khám ở bệnh viện, bác sĩ bảo nhiễm vi khuẩn HP. Em đã uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Gần đây thấy bệnh hay tái phát em đi kiểm tra thì bác sĩ cho biết kết quả kiểm tra của em tốt, đã hếtvi khuẩnHP rồi.

Em băn khoăn không hiểu nếu đã hếtvi khuẩngây bệnh sao bệnh của em hay tái lại vậy? Nhờ các chuyên gia tư vấn giúp em xem thuốc nào chuyên đặc trị bệnh này không. Em trân trọng cảm ơn.


Viêm hang vị dạ dày là một biểu hiện đặc trưng của bệnh đau dạ dày

Chào bạn,

Viêm hang vị dạ dày là một biểu hiện đặc trưng của bệnh đau dạ dày. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn do axit , do pepsin hoặc do vi khuẩn (HP), thì các lớp tế bào dưới niêm mạc sẽ bị viêm khi tiếp xúc với axit, dẫn đến viêm dạ dày.

Tùy theo vị trí viêm trong dạ dày mà có các tên gọi khác nhau như viêm hang vị, viêm bờ cong lớn, viêm bờ cong nhỏ, viêm môn vị, viêm tiền môn vị, viêm loét hành tá tràng…

Khi axit có điều kiện tiếp xúc, chúng tấn công các lớp tế bào thành dạ dày, làm cho tế bào không những bị viêm, hoại tử, loét, thủng, mà còn có thể dẫn đến ung thư sau đó làm cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pilory) được cho là một thủ phạm quan trọng gây nên bệnh đau dạ dày cấp tính. Loài vi khuẩn này sống được trong môi trường axit, ở 1 nồng độ đủ lớn, chúng sẽ tấn công thành dạ dày, bằng cách “ăn” lớp musin trên bề mặt niêm mạc dạ dày, là lớp bảo vệ chịu được áp lực axit.

Khi lớp musin bị mất đi sẽ làm trơ ra những tế bào bên dưới (không chịu được axit) và quá trình sang thương có thể xảy ra như trầy xước, xung huyết, viêm, đau rát… thậm chí có thể gây xuất huyết do thủng dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm loét dạ dày cần điều trị dứt điểm nếu không rất dễ chuyển sang ung thư

Khi bạn đã điều trị sạch hết vi khuẩn HP trong dạ dày, thì tạm yên tâm về nguyên nhân này. Nhưng vẫn phải điều trị vết thương, chỗ viêm loét ở hang vị hay bất kỳ nơi nào trên dạ dày. Lộ trình này cần phải tuân thủ 1 phác đồ điều trị. Trong quá trình này, bạn phải chú ý tới chế độ ăn uống: như tránh căng thẳng, tránh dùng chất kích thích như rượu bia, nước có ga, không dùng thức ăn có tính cay nóng,…

Có rất nhiều dược liệu hỗ trợ cho bệnh đau dạ dày (Đông y gọi đau dạ dày là Vị Quản Thống) như: Nhóm trung hòa axit: mai mực, mẫu lệ, thạch quyết minh, dạ cẩm…; Nhóm ngăn tiết axit: cà độc dược, cà belladonna; Nhóm bảo vệ niêm mạc, tăng tiết chất nhầy, tăng tái tạo tế bào mới làm lành vết loét: nghệ, cam thảo, dạ cẩm, mật ong, các dược liệu chứa flavonoit…

Trà từ cây thì là thường được sử dụng giảm đầy hơi và xoa dịu cơn đau khi bị đau dạ dày

Toa thuốc cần phối hợp với các dược liệu an thần, giãn cơ, chống co thắt. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, các dược liệu sẽ gia giảm phù hợp từng cơ địa người bệnh.

Tuy nhiên còn một mẹo nhỏ có thể giúp bạn hết hẳn bệnh đau dạ dày mà không cần đến 1 viên thuốc nào, đó là hột sầu riêng luộc. Thực tình, nhiều người sẽ nghi ngờ khi đọc đến đây vì nó quá đơn giản để xử lý một bệnh phức tạp.

Hạt sầu riêng có độ nhớt cao, giúp che vết loét dạ dày trước tác động của axit dịch vị

Hạt sầu riêng luộc khi nhai sẽ có độ nhớt rất cao, khả năng bám dính trên niêm mạc dạ dày lâu, có thể đến vài tiếng đồng hồ, chúng giúp che chở cho các vết loét trước các tấn công của axit dịch vị, chỉ cần che chắn liên tục khoảng hai ba tuần, thì những vết loét nhẹ sẽ tự lành và bệnh sẽ hết. Cách làm như sau: Luộc hột sầu riêng lên, bỏ vỏ, mầm của hột trước khi ăn. Ăn bất cứ khi nào có thể ăn, khoảng 3 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.

Chúc bạn có cuộc sống tươi đẹp!

Làm sao phòng tránh bệnh đau dạ dày:

- Tránh căng thẳng, nên có giải pháp thư giãn sau giờ làm việc, ví dụ như chơi thể thao đồng đội, những nụ cười sảng khoái là phương thuốc quý giải được stress.

- Không để bụng đói quá lâu, bữa ăn sẽ sử dụng hết lượng axit.

- Uống nhiều nước, cũng giúp tống xuất axit thừa xuống ruột và trung hòa tại đây.

- Tránh làm việc, học hành ngay sau khi ăn, nên nghỉ ngơi 15 đến 30 phút.

- Không ăn nhiều quá các chất cay, nóng, chua như cồn, ớt, chanh, dấm, xoài…

- Không nên ăn các loại thức ăn nguội lạnh, đã thiu thối hư hỏng.

- Hạn chế các loại thức ăn là thịt cá sống, khó tiêu.

- Không sinh hoạt tình dục ngay sau khi ăn.

- Khi có những triệu chứng bất thường về dạ dày cần đi khám kiểm tra như ợ nóng, ợ chua, đau vùng thượng vị, khó tiêu, đau bụng khi no hoặc khi đói, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, xuất huyết tiêu hóa, hay mắc nghẹn… Nếu có phát hiện HP cần tuân thủ tiệt trừ để không bị nhờn thuốc.

- Nên ăn các loại thức ăn mềm, không bị chua. Có thể ăn cháo gạo với chà bông, ăn cơm với canh rau đay, mồng tơi (có độ nhớt tốt cho dạ dày). Nên ăn nhẹ nhàng, không ăn quá nhiều một lúc. Trong các bữa nên có “chất gạo”. Có lẽ người châu Á chúng ta đã gắn bó mấy ngàn năm với lúa gạo rồi, nên bây giờ thiếu “chất gạo” là bao tử bất ổn.

- Nên ăn thường xuyên những chất có độ nhớt cao, như hột sầu riêng, cơm nếp, rau đay…

- Về thức uống, người đau dạ dày không nên uống các loại nước có ga, cồn, hoặc các thứ có axit như vitamin C, nước cam, chanh đóng lon.

- Có thể dùng một chút trà của cây thì là cũng giúp dễ chịu, giảm đầy hơi, khó tiêu, xoa dịu cơn đau dạ dày và ngăn buồn nôn.


Theo DS Nguyễn Đức Châu - Tâm sự gia đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X