Hotline 24/7
08983-08983

Bị ung thư vì ăn thịt nướng, chuyên gia cảnh báo 4 cách chế biến thịt cần tránh

Rất nhiều người trong số chúng ta đều ăn thịt, bởi vì thịt có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Do vậy, hầu hết các loại thịt đều là thức ăn không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình.

Tuy nhiên, ăn thịt như thế nào tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.

Ăn quá nhiều thịt nướng, cậu bé bị bệnh ung thư

Cậu bé Xiao Lu có sở thích ăn các món nướng gần như mỗi ngày bao gồm xúc xích, cánh gà nướng và đặc biệt là thịt nướng. Tuy nhiên chính thói quen ăn uống không lành mạnh này đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

Một ngày, Xiao Lu bỗng cảm thấy khó chịu ở dạ dày và thường xuyên bị đau lưng. Tuy nhiên cậu bé cho rằng đó là vấn đề nhỏ nên chỉ uống thuốc giảm đau. Nhưng sau một thời gian, các triệu chứng bất thường khác bắt đầu xảy ra như vàng da, ngứa ngáy khó chịu. Nước tiểu cũng có màu tối hơn bình thường.

Sau đó gia đình đã đưa em đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây các bác sĩ đã cho biết rằng Xiao Lu đã bị mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn 4.

Và nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không khoa học với quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn và đồ nướng đã khiến cho cậu bé mắc căn bệnh hiểm nghèo này.

Chuyên gia nhắc nhở 4 điều cấm kị khi ăn thịt

1, Thịt nấu quá nhừ dễ gây ung thư

Bất kể là loại thịt gì, nhiều gia đình đều có thói quen ninh thịt càng nhừ càng tốt. Thậm chí xương cũng cho vào nồi áp suất hầm đến mức xương thật mềm.

Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nấu thịt ở nhiệt độ từ 200°C đến 300°C, các axit amin, hợp chất creatine, đường, và các chất tổng hợp vô hại có trong các loại thịt sẽ phát sinh phản ứng hóa học để hình thành các axit amino aromatic. Trong axit amino aromatic có chứa 12 loại chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ung thư.

Trong cuộc sống hiện đại, ô nhiễm công nghiệp là nguyên nhân gây ung thư cho cho con người chiếm khoảng 50%, và chế độ ăn uống dẫn đến ung thư chiếm khoảng 35%.

Trước đây chúng ta thường đánh giá thấp hóa chất độc trong thực phẩm, nên thường xuyên ăn thịt hầm quá nhừ. Tuy nhiên, ngày nay các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá nhừ, chỉ nên nấu thịt đủ mềm, nếu thấy xuất hiện các lớp bọt khi nấu thì nên vớt bỏ, điều này giúp làm giảm ảnh hưởng của axit amino aromatic gây ra.

2, Chiên rán các loại thịt ướp muối cũng gây ung thư

Các loại thịt ướp muối, khi chiên rán sẽ sản sinh ra chất gây ung thư là nitroso pyrrolidine. Vì vậy, các thực phẩm như cá muối, thịt muối, xúc xích, giăm bông,... tránh chiên trực tiếp dưới dầu.

Cách tốt nhất là nên luộc qua các loại thực phẩm trên để chất nitrosamine thoát ra bằng cách bốc hơi nước. Đồng thời, có thể cho thêm một chút giấm gạo vào dầu trước khi chiên, vì giấm có tác dụng phân hủy muối nitrit và nó có thể khử trùng.

3, Ăn quá nhiều thịt nạc dễ bị xơ vữa động mạch

Có nhiều người cho rằng ăn nhiều thịt mỡ sẽ tăng cân, ăn nhiều thịt nạc vừa không tăng cân, lại vừa có thể tiêu thụ được chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, ăn nhiều thịt nạc không hẳn là tốt.

Hàm lượng methionine có trong thịt nạc tương đối cao. Methionine dưới sự xúc tác của một số enzym sẽ biến đổi thành homocysteine, lượng homocysteine trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch.

Các thí nghiệm trên động vật chỉ ra rằng, homocysteine có thể làm tổn thương các tế bào nội mô và hình thành các mảng xơ vữa động mạch điển hình, gây ra các bệnh về tim mạch. Do đó, cần ăn thịt nạc với số lượng thích hợp, không phải ăn càng nhiều thịt nạc càng tốt.

4, Rửa thịt lợn bằng nước nóng dẫn đến mất chất dinh dưỡng

Nhiều người có thói quen, sau khi mua thịt lợn tươi về cho vào nước nóng để rửa thịt cho sạch. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ làm mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thịt lợn.

Rửa thịt bằng nước nóng càng làm thịt mất chất dinh dưỡng

Trong cơ và mỡ của thịt lợn có chứa lượng lớn protein, khi thịt rửa bằng nước nóng, lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra lượng protit hòa tan còn chứa các chất như như axit hữu cơ, axit glutamic và natri glutamate và các thành phần khác, những chất này mất đi sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Do đó, thịt lợn không nên rửa bằng nước nóng và tốt nhất là rửa thịt dưới vòi nước lạnh.

Cách ăn thịt để làm giảm quá trình lão hóa

Trong chế độ ăn uống của người cao tuổi chủ yếu là thức ăn thanh đạm, ít thịt nhiều rau, nhưng chuyên gia Nhật Bản gần đây nhắc nhở, người sau 50 tuổi nên ăn nhiều thịt hơn.

Giáo sư của Đại học Khoa học Nhân văn Nhật Bản chuyên nghiên cứu về về mối quan hệ giữa lão hóa và dinh dưỡng nói rằng việc ăn ít thịt, nhiều rau là thói quen phòng bệnh trong cuộc sống và nên áp dụng cho những người trung niên ở độ tuổi 40. Nhưng đến 50, 60 tuổi, áp dụng quy tắc đó không có lợi cho cho sức khỏe.

Lý giải điều này ông cho biết, ăn ít thịt dẫn đến lượng protein không đủ, có thể gây suy thoái cơ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa, tăng nguy cơ bị chấn thương và tăng các bệnh tim mạch.

Ngoài ra ông còn cho rằng, những người cao tuổi nên cải thiện chế độ ăn uống, tăng lượng thịt nạp vào cơ thể, giúp tăng hàm lượng protein huyết thanh trong máu, giảm tỉ lệ tử vong đến 8%. Nếu người cao tuổi giữ chế độ ăn ít thịt nhiều rau, sau 5 năm các chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm.

Một chuyên gia đến từ Tokyo cũng nói rằng, trước 50 tuổi có thể ăn ít thịt nhiều rau, sau 50 tuổi nên ăn nhiều thịt. Đây là kết quả của cuộc điều tra trên 400 người có tuổi thọ trên 100 tuổi, những người này trên 100 tuổi nhưng tinh thần vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh.

Những người có tuổi thọ cao thường ăn số lượng thịt nhiều hơn so với những người cao niên bình thường. Sau 50 tuổi, 1 tuần có thể ăn 2 lần thịt hặc 2 lần cá (chú ý không nên lựa chọn thịt lợn có hàm lượng chất béo cao), điều này sẽ giúp làm giảm quá trình lão hóa.

Theo VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X