Hotline 24/7
08983-08983

Bị thoái hóa gót chân, làm sao để đi lại bình thường?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em bị tai nạn lao động cách đây 1 năm, bị gãy gót chân đến nay đã được 1 năm nhưng chân em vẫn không đi lại được bình thường được. Em đã đi khám và bác sĩ bảo em bị thoái hóa. Vậy giờ em phải làm sao để đi lại bình thường ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Em rất lo lắng và hoang

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Thoái hóa gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thoái hóa gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thoái hóa gót chân thường có biểu hiện là gai gót, gây đau gót chân khi đi lại, tuổi của em mà thoái hóa gót đến mức cứng khớp khiến đi lại khó khăn và hiện tượng này mới xảy ra sau tai nạn 1 năm thì hơi "lạ", coi chừng cứng khớp này là hậu quả từ việc gãy gót chân cách đây 1 năm mà điều trị chưa tốt.

Tôi chưa rõ là "chân em vẫn không đi lại được bình thường" như thế nào, cũng không rõ em đã đi khám bác sĩ chuyên khoa nào, bác sĩ Xquang đọc kết quả cho em hay bác sĩ khám cho em kết luận.

Tốt nhất em nên đem phim Xquang đã chụp đến khám lại bác sĩchuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra lại cho em, em nhé, nhiều trường hợp cứng khớp, tổn thương dây chằng gân cơ nhưng phim Xquang vẫn bình thường.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Thoái hóa xương gót chân hình thành do sự lão hóa xương khớp khi tuổi tác ngày càng tăng cao hoặc do chấn thương xương gót chân, các bệnh lý ở gót chân… khiến xương gót chân bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa.

Thoái hóa gót chân có thể xảy ra ở dưới gót hoặc phía sau gót, gây ra những cơn đau nhức ở gót chân, đau tăng khi vận động bàn chân, khi đi đứng, chạy nhảy. Vào buổi sáng thức dậy, bệnh nhân có thể bị cứng khớp, khó cử động gót chân. Thoái hóa gót chân nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến dạng gót chân, hạn chế vận động, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Để điều trị thoái hóa gót chân, bệnh nhân được yêu cầu nghỉ ngơi, hạn chế vận động, sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm, các hoạt chất sinh học kết hợp thực hiện các bài tập duỗi cơ chân, nẹp bất động bàn chân, mang giầy dép chỉnh hình… giúp phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và duy trì khả năng vận động bàn chân, gót chân.

Ngoài ra, bạn còn có thể:

- Chườm lạnh gót chân và bàn chân

Bạn cho cục đá lạnh vào khăn mềm rồi chườm lên vùng gót chân bị thoái hóa từ 3-5 phút. Sau đó lại chườm lên xung quanh vùng mắt cá chân trong và ngoài từ 3-5 phút.

- Lăn chân với gậy gỗ tròn hoặc trái banh nhỏ

Người bệnh đặt chân trần bị thoái hóa gót chân lên một gậy gỗ tròn hoặc một trái banh nhỏ rồi trượt đều từ trước ra sau , từ sau ra trước. Trong khi trượt chú ý tăng lực mạnh dần, mỗi lần lăn chân vài trăm lượt, thực hiện 2 lần/ngày.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X