Hotline 24/7
08983-08983

Bị thần kinh chèn ép vào tủy sống và trượt đốt sống C1-C2 có nên mổ?

Câu hỏi

Thưa BS, Cháu bị thần kinh chèn ép vào tủy sống và trượt đốt sống C1-C2, tay chân tê yếu, BS yêu cầu cháu mổ. Cháu có nên mổ hay không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tê tay chân do chèn ép đốt sống cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tê tay chân do chèn ép đốt sống cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thần kinh chi phối cho cảm giác, vận động ở vùng vai, gáy, cánh tay có nguồn gốc từ cột sống cổ. Nếu có nguyên nhân gây chèn ép rễ, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng tuỳ vào vị trí bị tổn thương. Ví dụ như chèn ép rễ thần kinh gây tê, yếu vai - cánh tay 1 hoặc 2 bên; chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; chèn ép tủy: gây yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.

Nếu nguyên nhân gây chèn ép không được giải quyết, triệu chứng sẽ ngày càng nặng dần. Ở giai đoạn đầu của bệnh vẫn ưu tiên điều trị nội khoa và tập vật lý trị liệu. Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: bệnh nhân có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3-4 hoặc đã thất bại với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau 03 tháng.

Như vậy, để trả lời câu hỏi của bạn có nên mổ hay không, cần dựa vào mức độ nặng của bệnh, dựa trên lâm sàng và kết quả chụp MRI. Do đó, bạn nên mang các kết quả xét nghiệm đã có tới BV chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình hoặc Ngoại Thần kinh để BS tư vấn trực tiếp cho bạn nhé!

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Tủy sống cổ có thể bị chèn ép do các loại bệnh lý khác nhau gây tổn thương tủy sống mạn tính. Bệnh gây tê các ngón tay, mất các cử động khéo léo của bàn và ngón tay, nặng hơn là liệt vận động tứ chi, rối loạn tiểu tiện, đại tiện… ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Một bệnh nhân được phát hiện bệnh lý chèn ép tủy không phải lúc nào cũng phải phẫu thuật. Nếu bệnh nhân có tê nhẹ, các triệu chứng liệt vận động chưa xuất hiện, tủy sống trong giai đoạn sớm bị kích thích thì phải cẩn thận trong chỉ định mổ. Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn như tập các bài tập tránh tư thế sai, tránh kéo tạ cổ, tránh tập mạnh cổ, tránh cúi xoay cổ hay ngửa xoay cổ, tránh ngửa cổ quá mức…

Bệnh nhân có thể được hướng dẫn tập cơ vùng cổ nhẹ nhàng với sự giám sát của chuyên viên phục hồi chức năng. Phẫu thuật điều trị được chỉ định trong các trường hợp: có các triệu chứng liệt vận động, nhất là khi thấy có chèn ép trung tâm, bệnh lý tủy sống cổ mạn tính kèm theo các bệnh nặng khác của tuổi già.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả: thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện và điều trị tích cực các bệnh gây tổn thương đốt sống cổ như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, cốt hóa dây chằng dọc sau và dây chằng vàng. Việc tầm soát bệnh cần thực hiện chặt chẽ đối với những người từ 40 tuổi trở lên.

Đối với mọi người, cần tập thể dục đều đặn kết hợp với chế độ ăn tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều chất canxi như tôm, cua, cá, xương hầm nhừ… để phòng tránh bệnh loãng xương. Những người lao động cần tránh dùng đầu đội nặng để bảo vệ cột sống cổ, tránh các nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, tổn thương đốt sống cổ.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X